Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11 siêu ngắn

eLib mời các em tham khảo bài soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận dưới đây nhé, nội dung bài này đã được biên soạn một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Hi vọng đây sẽ là tài liẹu bổ ích để các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 97 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. Tuyên ngôn

- Thể loại văn bản: tuyên ngôn, tuyên bố của một đảng phái chính trị hoặc của một vị nguyên thủ quốc gia.

- Mục đích: tuyên bố độc lập dân tộc.

- Thái độ, quan điểm của người viết đối với vấn đề được đề cập đến: khẳng định quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cần hạnh phúc.

b. Bản tin thời sự

- Thể loại: bình luận thời sự

- Mục đích: chỉ rõ kẻ thù là phát xít Nhật.

- Thái độ: Khẳng định kẻ thù của ta là phát xít Nhật, bọn thực dân Pháp không còn là đồng minh chống Nhật của ta.

c. Xã luận

- Thể loại: xã luận

- Mục đích: Phân tích thành tựu trên các lĩnh vực và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

- Khẳng định đất nước Việt Nam căng tràn sức sống, sức xuân, trỗi dậy sức sống ấy biểu hiện ở mọi nơi, mọi người, thành tựu về nhiều lĩnh vực, giọng văn hào hứng sôi nổi.

2. Soạn câu 1 luyện tập trang 99 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Phân biệt chính luận và nghị luận:

+ Nghị luận:

  • Là một phương thức biểu đạt; một kiểu làm văn trong nhà trường (nghị luận văn học, nghị luận xã hội).

  • Có thể sử dụng ở tất cả các lĩnh vực khi cần trình bày.

+ Chính luận:

  • Là một phong cách ngôn ngữ độc lập với phong cách ngôn ngữ khác.

  • Chỉ trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.

3. Soạn câu 2 luyện tập trang 99 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

 Đây là đọan bình về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay vì:

+ Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao về lòng yêu nước nhân dân ta.

+ Dùng nhiều từ ngữ chính trị: xâm lăng, lũ bán nước, lũ cướp nước,…

+ Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài (câu thứ ba).

+ Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm nhờ :

  • Lập luận chặt chẽ, hình ảnh so sánh cụ thể (tinh thần yêu nước-“làn sóng mạnh mẽ”).

  • Dùng nhiều từ ngữ chính trị (Tổ quốc, xâm lăng,... Câu văn mạch lạc, chặt chẽ.

4. Soạn câu 3 luyện tập trang 99 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Thể hiện rõ lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến, thái độ dứt khoát với thực dân Pháp, kêu gọi cả nước quyết tâm đánh giặc

- Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, luận cứ đáng tin cậy, logic, khoa học, có sức thuyết phục cao:

- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phơi bày dã tâm xâm lược của kẻ thù.

- Giải thích, thuyết phục mọi người  cần tham gia đánh giặc cứu nước như thế nào

- Giọng văn hùng hồn, đanh thép, có sức truyền cảm manh mẽ.

Ngày:29/12/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM