Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 siêu ngắn

eLib xin gởi đến các em bài soạn Luyện tập thao tác lập luận bình luận. Nội dung bài này đã được biên soạn một cách chi ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Mời các em cùng tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. Cần xác định:

- Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường.

- Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”.

Dàn ý

- Trong giao tiếp giữa con người với nhau, 1 qui tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời “làm ơn” và sau đó “cảm ơn”.

- Đối với “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch” nói lời “Cảm ơn” còn chúng tỏ sự hiểu biết và có nếp sống văn hoá trong giao tiếp hằng ngày.

- Cần tập làm quen với lời “Cảm ơn” và biết “Cảm ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử.

b. Chỉ nên chọn 1 vấn đề để bàn luận trong các vấn đề cụ thể:

- Chống nói tục.

- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi".

- Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

c. Dàn ý của bài văn: Theo 3 bước thực hiện thao tác lập luận bình luận:

- Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

- Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

- Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

2. Soạn câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. Trình bày luận điểm 1:

- Đối với học sinh, lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời″Cảm ơn″ là thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của người học trò. Cuộc sống có biết bao nhiêu điểm cần lời ″Cảm ơn″. Tập làm quen với ″Cảm ơn″ và sau đó là “Cảm ơn” là để hình thành nếp sống có văn hoá.

- Trong giao tiếp , khi nói lời ″Cảm ơn″ là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hàng ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: ″Cảm ơn″.

b,c: Bàn về một trong các hiện tượng đang được dư luận xã hội quan tâm:

- Vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bảo vệ môi trường.

- Phòng chống thiên tai...

Ngày:29/12/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM