Soạn bài Hoán dụ Ngữ văn 6 tóm tắt

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em nắm được các kiểu hoán dụ. Từ đó, các em có thể vận dụng đa dạng các kiểu hoán dụ này trong văn nói và văn viết một cách sáng tạo nhất. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Hoán dụ Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Hoán dụ là gì?

1.1. Soạn câu 1 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Những từ ngữ in đậm trong ngữ liệu đã cho chỉ những người sau:

- Áo nâu, áo xanh: người nông dân và công nhân.

- Nông thôn và thị thành: người sống ở nông thôn và sống ở thành thị.

1.2. Soạn câu 2 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Mối quan hệ:

- Những người nông dân Việt Nam khi lao động sẽ mặc áo có màu nâu.

- Công nhân thường làm việc với màu áo xanh.

- Nông thôn là nơi cư trú của nông dân.

- Thị thành là nơi cư trú của công nhân, thương nhân, trí thức,...

1.3. Soạn câu 3 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Tác dụng của cách diễn đạt nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

2. Các kiểu hoán dụ

2.1. Soạn câu 1 trang 83 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Tìm phép hoán dụ trong những ngữ liệu đã cho:

a. Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính.

b. Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung.

c. Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây biểu thị chiến tranh bắt đầu xảy ra.

2.2. Soạn câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Liệt kê mối quan hệ biểu thị trong những ngữ liệu đã cho như sau:

a. Biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể.

b. Biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.

c. Biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật.

2.3. Soạn câu 3 trang 83 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Những quan hệ thường dùng để làm nên phép hoán dụ như sau:

- Lấy bộ phận để gọi toàn thể.

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 84 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn đã cho như sau:

a. Phép hoán dụ được sử dụng là "Làng xóm - người nông dân": quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.

b. Phép hoán dụ được sử dụng là: "Mười năm - thời gian trước mắt"; "trăm năm - thời gian lâu dài": quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.

c. Phép hoán dụ được sử dụng là: "Áo chàm - người Việt Bắc": quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.

d. Phép hoán dụ được sử dụng là: "Trái Đất - nhân loại": quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.

3.2. Soạn câu 2 trang 84 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

So sánh ẩn dụ và hoán dụ:

- Giống nhau: Cả hai phép tu từ hoán dụ và ẩn dụ giống nhau ở cách đều gọi tên sự vật, sự việc dựa trên những mối quan hệ tương đồng.

- Khác nhau:

+ Ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng (qua so sánh ngầm).

+ Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi).

Ngày:04/01/2021 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM