Soạn bài Phương pháp tả người Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được những phương pháp tả người. Từ đó, các em có thể phân tích được những phương pháp đó trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Phương pháp tả người Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 61 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

a. Liệt kê những đặc điểm, từ ngữ, hình ảnh về các nhân vật được tả trong những ngữ liệu đã cho:

- Đoạn văn 1: Tả dượng Hương Thư - người chèo thuyền, vượt thác:

+ Đặc điểm nổi bật: mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng.

+ Những từ ngữ, hình ảnh: "như một bức tượng đồng đúc"; "các bắp thịt cuồn cuộn"; "hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ".

- Đoạn văn 2: Tả cai Tứ:

+ Đặc điểm nổi bật: xấu xí, gian tham.

+ Những từ ngữ và hình ảnh: "Thấp gầy, tuổi độ 45, 50"; "Mặt vuông nhưng hai má hóp lại"; "Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng"; "Mũi gồ sống mương"; "Bộ ria mép cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét, tối om"; "Răng vàng hợm".

- Đoạn văn 3: Tả hai đố vật tài mạnh: Quắm Đen và Ông Cản Ngũ:

+ Đặc điểm nổi bật: nhanh nhẹn, khoẻ mạnh.

+ Những từ ngữ và hình ảnh: "Lăn xả đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường"; "Đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc dây ngang bụng, thần lực ghê gớm".

b. Cách tả người của hai nhà văn Võ Quảng, Lan Khai và Kim Lân hoàn toàn khác nhau. Nếu như ta thấy ở đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật. Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc. 

c. Bố cục như sau:

- Mở bài: Từ đầu… "nổi lên ầm ầm": Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật.

- Thân bài: tiếp… "buộc sợi dây quanh bụng": Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ.

- Kết bài: còn lại: Cảm xúc về cái kết keo vật.

2. Soạn câu 1 luyện tập trang 62 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Các chi tiết tiêu biểu là:

a. Một em bé chừng 4-5 tuổi:

- Tập đi nghiêng qua nghiêng lại thân hình như con lật đật.

- Đôi mắt tròn xoe như hai viên bi ve.

- Cái miệng toe toét cười, lúc lại phụng phịu, mếu máo.

b. Một cụ già cao tuổi:

- Dáng đi khom khom, cái lưng gù xuống.

- Hai tay chống gậy cong cong.

- Nước da nhăn nheo.

- Khuôn mặt phúc hậu.

- Miệng bỏm bẻm nhai trầu.

c. Cô giáo của em:

- Mái tóc cô dài đen mượt.

- Ánh mắt trìu mến nhìn chúng em.

- Giọng nói dịu dàng.

- Tay cô mềm mại viết bảng.

3. Soạn câu 2 luyện tập trang 62 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Dàn bài cho đề miêu tả em bé chừng 4-5 tuổi:

a. Mở bài: Giới thiệu em bé đó.

b. Thân bài: Miêu tả:

- Những bước đi khi tập đi như một con vịt bầu.

- Đôi mắt tròn xoe như hai viên bi ve.

- Cái miệng toe toét cười lúc lại phụng phịu mếu máo.

- Mái tóc lơ thơ vàng hoe.

- Đôi chân mập mạp nặng nề từng bước.

- Nước da trắng hồng.

c. Kết bài: Tình cảm với em bé đó.

4. Soạn câu 3 luyện tập trang 62 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Những từ ngữ có thể thêm vào chỗ dấu (...) trong đoạn văn là: "đỏ như con tôm luộc"; "không khác gì thần hộ vệ trong đền".

Ngày:29/12/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM