Soạn bài Nhân hóa Ngữ văn 6 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách vận dụng phép tu từ nhân hóa trong văn nói và văn viết một cách phù hợp và sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Nhân hóa Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Nhân hóa là gì?

1.1. Soạn câu 1 trang 56 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Phép nhân hoá trong đoạn thơ đã cho là:

+ "Ông trời mặc áo giáo đen ra trận".

+ "Muôn nghìn cây mía múa gươm".

+ "Kiến hành quân đầy đường".

1.2. Soạn câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- So sánh cách diễn đạt trong ngữ liệu đã cho với cách diễn đạt trong ngữ liệu của Trần Đăng Khoa thì có thể nhận thấy cách diễn đạt của nhà thơ Trần Đăng Khoa có hồn hơn.

2. Các kiểu nhân hóa

2.1. Soạn câu 1 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Liệt kê phép nhân hóa:

a. Những sự vật được nhân hoá là: "miệng, tai, mắt, chân, tay".

b. Những sự vật được nhân hoá là: "tre".

c. Những sự vật được nhân hoá là: "trâu".

2.2. Soạn câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

a. "Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay" -> dùng từ gọi người để gọi vật.

b. "Gậy tre, chông tre, tre" -> dùng từ chỉ hoạt động, tính chất người để chỉ vật.

c. "Trâu" -> dùng để trò chuyện, xưng hô như đối với vật.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Những phép nhân hóa có trong ngữ liệu đã cho là: "Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn".

3.2. Soạn câu 2 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Nhìn chung ngữ liệu đã cho chỉ có thao tác đơn giản là miêu tả những hoạt động nhộn nhịp con người trên bến cảng mà không cảm nhận tình cảm gắn bó, tâm trạng lao động của người dân.

3.3. Soạn câu 3 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Cách 1 nên chọn cho văn bản biểu cảm. Vì nó sử dụng phép nhân hóa tạo sự sinh động, thể hiện tình cảm.

- Cách 2 nên chọn cho văn bản thuyết minh vì mang tính giải thích.

3.4. Soạn câu 4 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

a. Trong ngữ liệu trên sử dụng phép nhân hóa là: "núi ơi" trò chuyện, xưng hô với vật như người.

b. Trong ngữ liệu trên sử dụng phép nhân hóa là: "cua cá" tấp nập; (cỏ, vạc, sếu, le ...) cãi cọ om sòm: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật; họ (cò, sếu, vạc, le ...), anh (cò): dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

c. Trong ngữ liệu trên sử dụng phép nhân hóa là: "chòm cổ thụ" dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; (thuyền) vùng vằng: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.

d. Trong ngữ liệu trên sử dụng phép nhân hóa là: "Cày" bị thương; thân mình, vết thương, cục máu: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

3.5. Soạn câu 5 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hoá: Nhà em có trồng một vườn hoa vô cùng phong phú, em thường cùng cha chăm sóc cho vườn hoa ấy. Khi mùa xuân đến thì trong vườn, những bông hoa đua nhau khoe sắc. Nụ hồng mỉm cười chúm chím. Hoa thược dược vươn cao trong bộ áo vàng, tím, đỏ. Cả những cành lay ơn khoe áo đẹp dưới ánh nắng ban mai. Cánh hoa trắng mịn màng, tinh khiết như đang nói với các bạn rằng:” Tôi là loài hoa mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người”.

Ngày:29/12/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM