Soạn bài: Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 10 siêu ngắn

Trong tất cả các thể loại văn học, thuyết minh là một trong những thể loại quen thuộc với đời sống cũng như trong văn chương. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Ngữ văn 10. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài: Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 49 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Đoạn (1): Phương pháp liệt kê giải thích. Tác dụng: Bảo đảm tính chuẩn xác và thuyết phục người nghe

- Đoạn (2): Phương pháp định nghĩa, phân tích giải thích. Tác dụng: Cung cấp những thông tin bất ngờ thú vị về bút danh của thi sĩ Ba-sô

- Đoạn (3): Phương pháp nêu số liệu, so sánh. Tác dụng: Gây ấn tượng mạnh, tăng sức hấp dẫn và độ chính xác cho thông tin

- Đoạn (4): Phương pháp phân loại, giải thích. Tác dụng: Cung cấp thông tin thú vị về loại hình nghệ thuật dân gian

2. Soạn câu 2 trang 50 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a. So sánh phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích

- Giống nhau: Chung mô hình cấu trúc “A là B”

- Khác nhau: Sử dụng phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa sẽ đặt đối tượng thuyết minh vào một loại lớn hơn, rộng hơn và có ý nghĩa bao quát hơn. Sử dụng phương pháp thuyết minh bằng chú thích sẽ nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, chưa phản ảnh đầy đủ bản chất đối tượng

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân và kết quả

  • Mục đích 1 và mục đích 2 đều là mục đích chính của đoạn văn nhưng mục đích 2 phù hợp hơn

  • Các ý trong đoạn văn có quan hệ nhân quả

3. Soạn câu 3 trang 51 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Chúng ta cần căn cứ vào mục đích thuyết minh để lựa chọn phương pháp thuyết minh.

4. Soạn câu 4 trang 51 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Việc vận dụng phương pháp thuyết minh nhằm: đạt được mục đích thuyết minh, làm nổi bật bản chất và đặc trưng của đối tượng, làm cho người đọc/nghe dễ tiếp nhận và cảm thấy hứng thú.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 51 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nhận xét về các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn trên

  • Chú thích: Hoa lan là “loài hoa vương giả.. là “nữ hoàng của các loài hoa”

  • Phân tích, giải thích: Họ Lan thường được chia thành hai nhóm...

  • Nêu số liệu: Chỉ riêng mười loài hoa của cgi lan Hài Vệ nữ đã...

Trong đoạn văn thuyết minh này tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: Chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ

Vì vậy mà bài văn thuyết minh có  tính chính xác khách quan sinh động và hấp dẫn

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 52 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a. Mở bài

  • Giới thiệu chung về đất nước Việt Nam

  • Đưa ra vai trò cần thiết của nghề trồng lúa nước

b. Thân bài

  • Nguồn gốc

  • Đặc điểm

  • Số lượng, phân loại

  • Cách trồng và chăm sóc

  • Công dụng chính

c. Kết bài

Tóm lại nội dung và suy nghĩ của em về nghề trồng lúa nước

Ngày:22/12/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM