Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về các tác phẩm thuộc thể loại văn học dân gian đã học. Từ đó, các em có thái độ trân trọng nếp sống của người dân lao động qua những câu hát ca dao hài hước hoặc một số tác phẩm dân gian khác. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Nội dung ôn tập

1.1. Soạn câu 1 trang 100 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Những đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam

- Văn học dân gian có đặc trưng quan trọng nhất và không thể thiếu chính là tính truyền miệng: Các tác phẩm văn học dân gian đều gắn với quá trình diễn xư­ớng. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong ca dao

- Tính tập thể: Nghĩa là nói đến tính vô danh (tác phẩm là sản phẩm của cả cộng đồng) và tính dị bản của văn học dân gian.

- Tính thực hành: Đặc tr­ưng này thể hiện rất rõ trong các bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động...

1.2. Soạn câu 2 trang 100 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Nhìn chung trong tổng thể văn học dân gian có thể phân loại như sau:

+ Truyện dân gian.

+ Câu nói dân gian.

+ Thơ ca dân gian.

+ Sân khấu dân gian.

- Đặc trưng:

+ Sử thi: quy mô lớn.

+ Truyền thuyết: yếu tố lịch sử chủ yếu, nổi bật.

+ Cổ tích: kể về những con bất hạnh trong xã hội.

+ Truyện cười: phê phán thói hư, tật xấu.

+ Ca dao: khắc họa nội tâm.

+ Truyện thơ: tự sự bằng thơ.

1.3. Soạn câu 3 trang 100 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Đặc sắc trong truyện Tấm Cám khắc họa được hình tượng Tấm.

- Tấm kiên quyết đấu tranh để giành lấy cuộc sống hạnh phúc.

- Tấm dần ý thức được thân phận của mình, những mâu thuẫn căng thẳng được giải quyết bằng đấu tranh.

1.4. Soạn câu 4 trang 100 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a. Nhận xét:

- Những câu hát tập trung thể hiện những tâm tư, tình cảm của người phụ nữ chính là những câu ca dao than thân th­ường là lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, bởi họ là người chịu đau thương trong hạnh phúc gia đình.

- Ca dao yêu th­ương, tình nghĩa đề cập đến tình bạn cao đẹp, tình yêu đôi lứa,...

- Trong ca dao hài hước, tiếng cư­ời tự trào là tiếng c­ười hóm hỉnh, hồn nhiên vô tư­ nhằm. Nó nảy sinh ngay từ trong cuộc sống vất vả, khốn khó và bộn bề lo toan của ngư­ời nông dân.

b. Các biện pháp nghệ thuật thư­ờng sử dụng trong ca dao:

- Th­ường lặp lại các mô thức mở đầu : thân em, em như­, cô kia, ­ước gì,...

- Sử dụng nhiều các mô típ biểu tư­ợng : gừng cay - muối mặn, con đò, bến đợi, ngọn đèn, tấm khăn, cái cầu,...

2. Bài tập vận dụng

2.1. Soạn câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Thủ pháp so sánh: Với những câu văn nh­ư "chàng múa trên cao, gió nh­ư bão. Chàng múa d­ưới thấp, gió nh­ư lốc",...

- Thủ pháp phóng đại: "Một lần xốc tới, chàng v­ợt một đồi tranh", "khi chàng múa chạy n­ước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt",...

- Thủ pháp trùng điệp: Nằm ở nội dung của các câu văn và ở cả cách thức thể hiện. Các hành động, cũng như­ đặc điểm của Đăm Săn.

2.2. Soạn câu 2 trang 101 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Cốt lõi lịch sử chủ yếu thể hiện ở nhân vật An Dương Vương.

- Bi kịch hư cấu được thể hiện qua tình yêu.

- Chi tiết hoang đường, kì ảo dạy đặc,...

- Kết cục mất tất cả.

- Bài học về giữ nước.

2.3. Soạn câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Ở giai đoạn đầu, khi gặp những sự đè nén hay những khó khăn, Tấm rất thụ động, yếu đuối.

- Như­ng đến giai đoạn sau, Tấm đã kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống, giành lại hạnh phúc.

=> Nó là sự chiến thắng của cái thiện tr­ước cái ác trong cuộc sống.

2.4. Soạn câu 4 trang 102 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- "Tam đại con gà" nhằm phê phán nhân vật thầy đồ giấu dốt.

- "Nhưng nó phải bằng hai mày" nhằm phê phán quan lại tham ô, hối lộ.

2.5. Soạn câu 5 trang 102 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

a. Điền vào chỗ trống phù hợp bằng cách sưu tầm những bài ca dao.

b. Hiệu quả nghệ thuật: tình cảm của người bình dân được diễn tả một cách kín đáo, sâu sắc.

c. Một số câu ca dao nói về:

- Chiếc khăn, chiếc áo:

"Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà"...

- Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu:

"Đầu làng cây duối,

Cuối làng cây đa

Ngõ em cây nhãn,

Ngõ ta cây đào

Có thương mới bước chân vào

Không thương có đón có chào cũng không".

- Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay - muối mặn:

"Con chim đa đa đậu nhánh đa đa

Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa

Mai sau cha yếu mẹ già

Nồi cơm bắc xuống, ấm trà bắc lên".

d. Một vài bài ca dao hài hước:

+ "Làm trai cho đáng nên trai

Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu".

+ "Làm trai cho đáng nên trai

Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con".

2.6. Soạn câu 6 trang 102 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu – cau là chất liệu của ca dao; các bài thơ của Nguyễn Bính cũng sử dụng rất nhiều chất liệu của ca dao; trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ lấy từ chất liệu ca dao (ví dụ như: Truyện Kiều: "Thiếp như hoa đã lìa cành/ Chàng như con bướm lượn vành mà chơi". Ca dao: "Ai làm cho bướm lìa hoa/ Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng").

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM