Luận văn ThS: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu cở sở lý luận chung và những đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank, đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank trong bối cảnh hội nhập. 

Luận văn ThS: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn và đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, trước diễn biến hết sức phức tạp của tình hình kinh tế, tài chính trong và ngoài nước hiện nay, cũng giống như các ngân hàng thương mại trong nước khác, việc nâng cao chất lượng tín dụng đang trở nên hết sức bức thiết đối với Techcombank. Trước tình hình cấp thiết đó, tôi quyết định chọn tên đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” để từ đó có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chất lượng tín dụng đối với sự an toàn và vững mạnh của NHTM nói chung và Techcombank nói riêng.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Trong và ngoài nước hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về chất lượng tín dụng của Techcombank. 

1.3 Mục đích nghiên cứu

Trên cở sở lý luận chung và những đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank, đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank trong bối cảnh hội nhập. 

1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

  • Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài “giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank trong bối cảnh hội nhập"
  • Điều tra thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank.
  • Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank trong bối cảnh hội nhập.

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank trong bối cảnh hội nhập

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi sẽ thực hiện các phương pháp sau đây:

  • Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: chuyên gia, nghiên cứu tài liệu.
  • Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: chuyên gia, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp

2. Nội dung

2.1 Lý luận chung về hoạt động tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng

  • Tổng quan về tín dụng ngân hàng
  • Quy trình cấp tín dụng chung
  • Chất lượng hoạt động tín dụng

2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank

  • Tổng quan về Techcombank
  • Tác động của việc gia nhập WTO tới chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank
  • Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam
  • Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank
  • Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank

2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank

  • Định hướng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Techcombank trong thời gian tới
  • Bài học kinh nghiệm của các nước trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng
  • Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Techcombank

3. Kết luận

Để có thể tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh đầy thách thức và rủi ro đòi hỏi Techcombank phải áp dụng những biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vốn là hoạt động chính và mang lại nguồn thu chủ yếu cho Techcombank. Xây dựng chiến lược tín dụng phù hợp xu hướng phát triển của nền kinh tế, tăng cường công tác đánh giá và phân loại khách hàng, thực hiện tốt việc thu thập thông tin về khách hàng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, áp dụng hình thức đảm bảo tín dụng thích hợp, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, công tác ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các 90 khoản nợ quá hạn là những biện pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Techcombank trong giai đoạn hiện nay. Cùng với những giải pháp từ nội lực của Techcombank, cũng rất cần các giải pháp từ phía NHNN, Chính phủ, các Bộ ngành trong việc cải thiện môi trường kinh doanh; môi trường pháp lý, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát, hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), kiểm soát chặt chẽ tính minh bạch thông tin của tất cả các thành phần kinh tế, phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam, … tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng “An toàn - Hiệu quả- Phát triển bền vững- Hội nhập quốc tế”.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn văn Bình (2007), “Một số thách thức đối với hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng trong tình hình mới”, Tạp chí ngân hàng tháng, (số 01) tr.16-17.

PGS.TS. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản thống kê.

TS. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, TP. HCM

PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP HCM.

Trần Luyện (2007), “Để hạn chế rủi ro trong cho vay của các Tổ chức tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng (số 2) tr. 9-10.

4.2 Tiếng Anh

Bank for International Settlements (2007), Principal for the Management of Credit Risk.

Remars by Chaiman Ben S. Bernanke (2006), Modern Risk Management and Banking Supervision, Stonier Gradute School of Banking, Washington, D.C.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:16/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM