Luận văn ThS: Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp

Mục đích chính của luận văn Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp là nghiên cứu lý luận và phân tích rõ thực trạng về môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế để từ đó đưa ra được định hướng và giải pháp cho chiến lược sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm tới.

Luận văn ThS: Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Từ thực tế thành công của Mc Donal cũng như rất nhiều sản phẩm khác trên thế giới đã thôi thúc em nghiên cứu về môi trường văn hóa của quốc tế đối với chiến lước sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực số một của cả nước hiện nay (kể từ năm 2007), đồng thời gắn liền với văn hóa thời trang hiện đại cũng như văn hóa thời trang truyền thống “y phục xứng kỳ đức”cho mỗi con người và mỗi dân tộc. Vì lẽ đó, đề tài luận văn thạc sỹ “ Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp” là thực sự cần thiết ở Việt Nam hiện nay.

1.2 Tình hình nghiên cứu 

hực tế đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu môi trường văn hóa trong Marketing xuất nhập khẩu như cuốn “Marketing xuất nhập khẩu” tác giả Đỗ Hữu Vinh, hoặc sách “ Businesss and Law” và “International Marketing: Competing in The Global Market place” của Mc Graw- Hill và Dương Hữu Hạnh về môi trường văn hóa, luật pháp và những tác động của nó trong kinh doanh quốc tế nhưng chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ của văn hóa, chưa hệ thống được môi trường văn hóa quốc tế đối với chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, cụ thể là chiến lược sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích rõ thực trạng về môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế để từ đó đưa ra được định hướng và giải pháp cho chiến lược sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm tới.

1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế đối với chiến lược sản phẩm xuất khẩu

Đánh giá thực trạng về môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế đối với chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Đưa ra định hướng và giải pháp cho chiến lược sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong môi trường văn hóa quốc tế 

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, trong đó sản phẩm dệt may được chọn làm điển hình nghiên cứu trong chương 2 và chương 3 bởi lẽ sản phẩm dệt may là sản phẩm phản ánh khá sống động những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường văn hóa.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ giới hạn nội dung phân tích ở chương 2 chỉ tập trung vào giai đoạn 5 năm gần đây (2002-2007). 

1.6 Phương pháp nghiên cứu 

Ngoài những phương pháp nghiên cứu truyền thống như các phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. Luận văn còn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, phép biện chứng duy vật, đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.

2. Nội dung

2.1 Lý luận chung về môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế đối với chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp

  • Tổng quan về môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế
  • Các yếu tố văn hóa trong Marketing quốc tế
  • Tác động của môi trường văn hóa đối với chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp trong Marketing quốc tế

2.2 Thực trạng môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế đối với chiến lược sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

  • Khái quát thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường chủ yếu
  • Thực trạng môi trường văn hóa của các nước nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam
  • Thực trạng tác động của môi trường văn hóa trong marketing quốc tế đối với chiến lược sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 
  • Đánh giá chung về ứng dụng môi trường văn hóa quốc tế trong chiến lược sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam

2.3 Định hướng và giải pháp cho chiến lược sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong môi trường văn hóa quốc tế

  • Định hướng chiến lược sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam từ nghiên cứu môi trường văn hóa quốc tế
  • Một số giải pháp cho chiến lược sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ nghiên cứu môi trường văn hóa
  • Một số kiến nghị

3. Kết luận

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, những vấn đề văn hóa có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong marketing quốc tế. Nếu không hiểu biết về thị trường, về hành vi người tiêu dùng, về những yếu tố văn hóa, chính những yếu tố này tác động thúc đẩy và quyết định những hành vi đó, thì doanh nhân sẽ phải chịu thất bại trên những thị trường đó, cho dù họ có thế mạnh về sản phẩm, về phân phối và giá cả. Thị trường các nước nhập khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam là những thị trường khó tính, đòi hỏi cao, với các nền văn hóa đa dạng khác nhau, nhưng cũng rất đỗi quen thuộc với chúng ta trong thời kỳ hội nhập. Những mối quan hệ tốt đẹp này đã tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, giúp Việt Nam có những bước tiến dài trong việc đa dạng hóa và ngày càng hoàn thiện sản phẩm hơn. Những bước tiến đáng kể đó của ngành dệt may Việt Nam đã được thể hiện qua hàng loạt các con số thuyết phục về doanh thu và chiếm tỷ lệ cao trong danh mục các sản phẩm xuất khẩu những năm gần đây.

4. Tài liệu tham khảo

PGS. ThS Tăng Văn Bền (1998), “Marketing trong quản trị kinh doanh”. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.  

TS. Nguyễn Thanh Bình (2005), “Thị trường EU- các quy định pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm trong marketing”. Nhà xuất bản lao động xã hội.

Gary Althen, “Phong cách Mỹ - Cẩm nang dành cho Doanh Nhân, Du học sinh, khách du lịch”. Nhà xuất bản Văn nghệ 4

Dương Hữu Hạnh biên dịch (5/06), “Kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất khẩu”. Nhà xuất bản thống kê.

Nhà xuất bản tri thức (2006), “Chinh phục làn sóng văn hóa”.

Philips R.Cateoha, “Marketing quốc tế”. Viện kinh doanh quốc tế. Đại học Colorado.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM