Luận văn ThS: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống chuỗi bán lẻ Hapromart trong điều kiện hội nhập kinh tế

Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống chuỗi bán lẻ Hapromart trong điều kiện hội nhập kinh tế được hoàn thành với mục tiêu như phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống CBL Hapromart, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng phát triển hệ thống Hapromart trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 

Luận văn ThS: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống chuỗi bán lẻ Hapromart trong điều kiện hội nhập kinh tế

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với mục tiêu trở thành nhà phân phối lớn, hình thành những thương hiệu mạnh, có tính chuyên nghiệp cao, đủ tầm, đủ lực trong hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau thời điểm 01/01/2009, Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, Tổng công ty Thương mại Hà Nội xác định việc đầu tư phát triển hệ thống phân phối bán lẻ theo mô hình hiện đại. Sau hơn 3 triển khai hoạt động, chuỗi bán lẻ Hapromart khá thành công tại thị trường nội địa và được NTD tín nhiệm. Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh gay gắt với các đối tác trong và ngoài nước, thì hệ thống bán lẻ Hapromart cần phải có chiến lược mới để hoạt động hiệu quả và phát triển lớn mạnh. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống CBL Hapromart trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu nhằm góp phần cho sự phát triển hệ thống CBL Hapromart nói riêng và hệ thống CBL 

1.2 Tình hình nghiên cứu

“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống chuỗi bán lẻ Hapromart trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài nghiên cứu một cách hệ thống và cụ thể CBL Hapromart và những đánh giá về hiệu quả hoạt động của hệ thống bán lẻ này tại thị trường nội địa.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống CBL Hapromart, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng phát triển hệ thống Hapromart trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 

1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của mô hình kinh doanh CBL, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động chuỗi bán lẻ.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ của hệ thống chuỗi Hapromart hiện nay.

Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống CBL Hapromart nói riêng và các CBL Việt Nam hiện nay nói chung, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam và phát triển mở rộng ra nuớc ngoài.

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: là các yếu tố tổ chức và hoạt động của hệ thống CBL của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) và các CBL của các tập đoàn bán lẻ Việt Nam nói chung.

Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện về thời gian và khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, luận văn chỉ tập trung phân tích thực trạng kinh doanh của chuỗi Hapromart từ năm 2006 đến 2009 để đề xuất các giải pháp hiệu quả cho giai đoạn 2010-2015.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Phương pháp tiếp cận

Phương pháp nghiên cứu

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề cơ bản về hệ thống CBL

  • Khái niệm, đặc điểm chuỗi bán lẻ
  • Mô hình tổ chức hoạt động chuỗi bán lẻ
  • Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN bán lẻ
  • Kinh nghiệm của một số tập đoàn bán lẻ trên thế giới và Việt Nam
  • Vai trò của phát triển hệ thống chuỗi bán lẻ ở Việt Nam

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh hệ thống CBL Hapromart của Tổng công ty thương mại Hà Nội và phân tích hiệu quả CBL Hapromart

  • Tổng quan về Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)
  • Thực trạng mô hình tổ chức hoạt động hệ thống chuỗi Hapromart
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống chuỗi Hapromart
  • Đánh giá tổng quát Hapromart (SWOT)

2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống CBL Hapromart trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  • Hội nhập kinh tế quốc tế - Cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
  • Xu hướng phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong điều kiện hiện nay 
  • Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát triển hệ thống chuỗi Hapromart trong những năm tới
  • Một số kiến nghị

3. Kết luận

Đối với CBL Hapromart, tuy thời gian xuất hiện trên thị trường chưa lâu và mặc dù còn rất nhiều tồn tại và thiếu sót, song rất kịp thời Hapromart đã có những biện pháp nhằm cải thiện hoạt động CBL của mình như: Tổ chức xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển chuỗi ST và CHTI, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường; Tăng cường khai thác nguồn và mua hàng ổn định, hiệu quả; Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trong chuỗi CH và ST, cũng như Nâng cao nghiệp vụ bán hàng, trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ bán hàng tại các ST Hapromart. Những chính sách vĩ mô từ phía chính phủ cũng có tác dụng không nhỏ tao nên “sức mạnh cộng hưởng” thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam phát triển bên cạnh các yếu tố nội lực.Với những thành tựu mà Hapromart đã gây dựng được thì có thể khẳng định, trong thời gian tới, Hapromart hoàn toàn có đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường Hà Nội và Miền Bắc và trở thành một trong những tập đoàn bán lẻ lớn mạnh hàng đầu của Việt Nam.

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Thương mại (2004), Qui chế siêu thị, Trung tâm thương mại, Ban hành theo quyết định số 1317/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004.

Ngô Minh Cách, Đào Thị Minh Thanh (2009), Quản trị Marketing, NXB Tài chính.

Trần Minh Đạo, Vũ Trí Dũng (2007), Giáo trình marketing quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

Ninh Lạc Hứa – Phan Hà Sơn (2007), 200 cách mở cửa hàng thành công, tập I và III – NXB Hà Nội, Hà Nội.

Trần Thị Diễm Hương (2005) Tổ chức marketing bán lẻ hàng tiêu dùng của các công ty thương mại trên thị trường đô thị ở nước ta. Luận án tiến sỹ kinh tế - Trường Đại học Thương mại Hà Nội 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM