Mấu chốt của quy trình tuyển dụng nhân sự là gì?

Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh bền vững của mọi doanh nghiệp trên thương trường đầy sóng gió đổi thay. Chính vì thế, việc xác định được khâu quan trọng cho quá trình này là một yếu tố quyết định sự thành công trong công tác tuyển dụng nhân sự. Tài liệu dưới đây chia sẻ đến bạn bước mấu chốt của quy trình tuyển dụng nhân sự, mới các bạn cùng tham khảo.

Mấu chốt của quy trình tuyển dụng nhân sự là gì?

Không ngoa khi nói rằng nguồn nhân lực chính là nguồn sống cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Xét cho cùng nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, quý giá nhất bởi vì con người là chủ thể của mọi hoạt động của doanh nghiệp. Con người là tác nhân chính tạo ra vốn, đề xuất những ý tưởng mới đồng thời cũng đảm nhận vai trò lựa chọn và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thực thi các chỉ tiêu nhằm nâng cao thành tích của doanh nghiệp.

Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh bền vững của mọi doanh nghiệp. Trên thương trường đầy sóng gió đổi thay công ty sẽ thành công hay thất bại, luôn có những hướng đi chiến lược hay chịu là kẻ theo sau phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên. Điều kiện tiên quyết để có được một đội ngũ nhân sự có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là cần phải làm tốt công tác tuyển dụng nhân sự. Hôm nay nhanh.vn sẽ mang đến cho bạn cái nhìn đầy đủ nhất và các kinh nghiệm cụ thể về quy trình tuyển dụng nhân sự.

1. Khái quát về tuyển dụng nhân sự

Khái niệm tuyển dụng nhân sự bao gồm hai nội dung đó là tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực.

- Tuyển mộ: Là quá trình thu hút các ứng viên về phía các tổ chức để các nhà tuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại một vị trí nào đó trong tổ chức.

- Tuyển chọn: Là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau, dựa vào các yêu cầu của công việc, trong số những người đã thu hút qua tuyển mộ. Quá trình tuyển dụng cần phải xác định rõ các kỹ năng, kiến thức và các đặc điểm cá nhân cần thiết cho cả nhu cầu trước mắt của vị trí công việc và mục tiêu tương lai phát triển của doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp và hình thức tuyển dụng khác nhau nhưng công tác tuyển dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Thứ nhất việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự phải được xuất phát từ mục tiêu phát triển, khả năng tài chính, thời gian, chiến lược, chính sách nhân sự của doanh nghiệp.
  • Thứ hai việc tuyển dụng phải căn cứ vào yêu cầu của từng công việc, căn cứ vào điều kiện thực tế.
  • Thứ ba kết quả tuyển dụng phải tuyển chọn được những người phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của từng công việc: phù hợp về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm…có thể làm việc với năng suất cao.

2. Khâu tuyển dụng nhân sự quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp

Thứ nhất việc tuyển dụng có hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuyển dụng có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp vì nó là khâu đầu tiên của công tác quản trị nhân sự, chỉ khi làm tốt khâu tuyển dụng mới có thể làm tốt các khâu tiếp theo.

Thứ hai tuyển dụng tốt giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất, bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm ra người thực hiện công việc có năng lực, phẩm chất để hoàn thành công việc được giao. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa.

Thứ ba chất lượng của đội ngũ nhân sự tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra “ đầu vào ” của nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ nhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhân sự của doanh nghiệp.

Thứ tư tuyển dụng nhân sự tốt giúp doanh nghiệp giảm gánh  nặng chi phí kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp.

Thứ năm tuyển dụng nhân sự tốt cho phép doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh đã định. Như vậy tuyển dụng nhân sự có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp, đây là quá trình “ đãi cát tìm vàng”, nếu một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên không đủ năng lực cần thiết, những sản phẩm cá nhân theo đúng yêu cầu công việc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản trị và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ đó dẫn đến tình trạng không ổn định về mặt tổ chức, thậm chí nguồn gốc gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, gây xáo trộn trong doanh nghiệp, lãng phí chi phí kinh doanh… Tuyển dụng nhân viên không phù hợp sau đó lại sa thải họ không những gây tốn kém cho doanh nghiệp mà còn gây tâm lý bất an cho các nhân viên khác.

3. Nội dung chi tiết quy trình tuyển dụng

Sơ đồ quy trình tuyển dụng

3.1 Xác định nhu cầu tuyển dụng

Nhu cầu tuyển dụng phát sinh từ các nguồn sau: theo yêu cầu của GĐ, Phòng Nhân sự đề nghị, theo yêu cầu của các Bộ phận sử dụng.

Các Bộ phận căn cứ vào kế hoạch sxkd và nhu cầu công việc phát sinh để lập kế hoạch tuyển dụng vào Phiếu đăng ký nhu cầu nhân sự theo mẫu NS - 01 - BM01.

  • Tuyển dụng phục vụ yêu cầu cho công việc gì
  • Điều kiện đòi hỏi người dự tuyển phải đáp ứng được về: Tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ thuật và những điều kiện khác tùy theo tính chất công việc.
  • Số lượng cần tuyển dụng
  • Loại lao động: chính thức hay thời vụ.
  • Thời gian cần nhân sự.

3.2 Tập hợp nhu cầu

Trưởng Phòng/ban/đơn vị tập hợp nhu cầu nhân sự của các Bộ phận trực thuộc vào phiếu đăng ký nhu cầu nhân sự và chuyển cho Phòng Nhân sự theo biểu mẫu mã số: NS - 01 - BM01. Phòng Nhân sự phải tiến hành các bước sau:

  • Xác định lại nhu cầu tuyển dụng của các Phòng/ban/đơn vị về số lượng, yêu cầu phục vụ cho công việc.
  • Nếu xét thấy còn có một vài chi tiết chưa hợp lý thì trao đổi trực tiếp với Trưởng Phòng/ban/đơn vị liên quan để thống nhất việc tuyển dụng.
  • Sau khi thống nhất nhu cầu cần tuyển dụng thì tiến hành tổng hợp theo từng đối tượng lao động, số lượng lao động cần tuyển;
  • Lập kế hoạch tuyển dụng chuyển cho GĐ để xin ý kiến tuyển dụng lao động (có phân tích và thuyết minh cụ thể); Nếu không đảm bảo các yêu cầu thì sẽ thống nhất lại với các Trưởng Bộ phận liên quan theo ý kiến của GĐ, nếu có những điểm chưa đồng ý thì phải thuyết minh cụ thể trình GĐ giải quyết.

3.3 Lên kế hoạch tuyển dụng

Sau khi được GĐ phê duyệt tuyển dụng, Phòng Nhân sự tiến hành lên kế hoạch tuyển dụng theo biểu mẫu: NS - 01 - BM02 bao gồm:

  • Số lượng và điều kiện tuyển dụng lao động cho từng công việc.
  • Nơi cung cấp nguồn nhân lực (thông báo tuyển dụng tại chỗ, báo, đài, trung tâm giới thiệu việc làm, các trường đào tạo).
  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng.
  • Dự kiến thành phần tham dự phỏng vấn người lao động (tùy theo từng đối tượng để bố trí người có trình độ chuyên môn để phỏng vấn, khảo sát nghiệp vụ chuyên môn).
  • Thời gian phỏng vấn.
  • Trình GĐ phê duyệt kế hoạch tuyển dụng bao gồm chi phí tuyển dụng. Nếu GĐ chưa nhất trí thì dựa trên quan điểm của GĐ có sự trình bày của Phòng Nhân sự để thống nhất kế hoạch.

3.4 Lập hội đồng tuyển dụng

Đối với các chức danh là quản lý cấp Quản đốc, phó phòng trở lên thì bắt buộc phải lập hội đồng tuyển dụng

Quyết định lập hội đồng tuyển dụng được thực hiện theo mẫu: NS - 01 - BM03

3.5 Thông báo tuyển dụng

Sau khi kế hoạch tuyển dụng đã được duyệt, Phòng Nhân sự tiến hành thông báo tuyển dụng qua báo, đài, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường đào tạo hoặc niêm yết thông báo, với các yêu cầu cụ thể như :

  • Các hồ sơ xin việc gồm: Lý lịch (2 bản), đơn xin việc (1), phiếu khám sức khỏe (1), CMND: bản sao có công chứng (1), hộ khẩu, các bằng cấp (tùy theo từng công việc), ảnh, địa chỉ liên lạc bằng điện thoại (nếu có).
  • Mức lương khởi điểm;
  • Địa điểm làm việc;
  • Địa điểm và thời gian tiếp nhận hồ sơ...

3.6 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Phòng Nhân sự tiếp nhận hồ sơ của ứng viên, hướng dẫn ứng viên về Quy trình tuyển dụng của công ty. Phòng Nhân sự tiến hành sơ kiếm ứng viên xin thi tuyển dụng như sau:

- Kiểm tra ứng cử viên có đủ tuổi không (căn cứ CMND, kiểm tra và đối chiếu với các giấy tờ khác, trường hợp nghi ngờ ứng viên không đủ tuổi thì có thể kiểm tra qua phỏng vấn, nếu ứng viên không đủ tuổi thì không nhận.

- Kiểm tra ứng viên có đủ hồ sơ không ? Hồ sơ gồm:

  • Sơ yếu lý lịch (bản chính – có xác nhận của chính quyền địa phương)
  • Giấy khám sức khỏe (bản chính – 1 bản).
  • Đơn xin việc (bản chính – có xác nhận của chính quyền địa phương)
  • Giấy tạm vắng (bản sao có chứng thực của đơn vị cấp giấy), hộ khẩu (bảo sao có công chứng – nếu có).
  • Giấy CMND bản sao.
  • Văn bằng chuyên môn liên quan (bản sao có công chứng).
  • Toàn bộ các giấy tờ được làm không quá 6 tháng tính đến ngày Phòng Nhân sự kiểm tra. Trường hợp ứng viên thiếu hồ sơ thì yêu cầu ứng viên bổ sung sau.

- Kiểm tra ứng viên có bằng cấp chuyên môn, có kinh nghiệm, có chuyên môn đáp ứng được công việc không?

Nếu đạt yêu cầu thì Phòng Nhân sự lập danh sách ứng viên theo mẫu: NS - 01 - BM04. Sau đó phòng nhân sự thông báo lịch kiểm tra viết (nếu có) cho ứng viên, trường hợp không đạt thì trả hồ sơ cho ứng viên.

Thông báo cho ứng viên được thực hiện bằng thư mời (trừ trường hợp không có địa chỉ của ứng viên). Thư mời theo biểu mẫu: NS - 01 - BM05

3.7 Kiểm tra ứng viên

Kiểm tra kiến thức chuyên môn (bài kiểm tra viết):

  • Phòng Nhân sự thông báo lịch kiểm tra cho ứng viên.
  • Phòng Nhân sự tổ chức cho ứng viên được kiểm tra.
  • Trước khi thi, ứng viên ghi vào bản tự khai theo biểu mẫu: NS - 01 - BM06
  • Sau khi thi xong, Phòng Nhân sự tổ chức việc chấm thi, thông báo kết quả thi cho ứng viên bằng điện thoại.
  • Bảng tổng kết kết quả kiểm tra viết được ghi theo biểu mẫu danh sách ứng viên: NS - 01 - BM07.
  • Đối với các ứng viên không đạt yêu cầu, phòng nhân sự thông báo kết quả tuyển dụng qua thư theo mẫu: NS - 01 - BM08.

Phỏng vấn:

Đối với những ứng viên kiểm tra kiến thức chuyên môn đạt yêu cầu, Phòng Nhân sự lập danh sách ứng viên tham dự phỏng vấn theo biểu mẫu: NS - 01 - BM09.

Sau đó Phòng Nhân sự có trách nhiệm thông báo về lịch phỏng vấn và kiểm tra tay nghề, lịch này được thông báo cho ứng viên biết rõ. Thông báo phỏng vấn được thực hiện bằng thư mời theo biểu mẫu: NS - 01 - BM11

Ứng viên không thi viết sẽ ghi vào bản tự khai theo biểu mẫu: NS - 01 - BM06

Phòng Nhân sự chuyển ứng viên cho người phỏng vấn để kiểm tra hồ sơ và chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, cụ thể:

a. Các điều kiện tuyển dụng:

  • Các bằng cấp, hoặc tay nghề đã được đào tạo như thế nào ?
  • Người xin việc đã hiểu gì về Công ty.
  • Đã có kinh nghiệm làm việc hay không? nếu có thì thời gian là bao lâu ? đã làm việc ở nơi nào?
  • Điều kiện về ăn, ở, đi lại nếu được tiếp nhận;
  • Tìm hiểu đôi nét về nhân thân, hoàn cảnh gia đình;
  • Nguyện vọng khi được tiếp nhận làm việc.

b. Nghiệp vụ chuyên môn

Tùy theo đối tượng người phỏng vấn sẽ phỏng vấn, trắc nghiệm về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề.

Việc phỏng vấn được thực hiện theo biểu mẫu: NS - 01 – BM12

Trên cơ sở duyệt của GĐ, Phòng Nhân sự lập thư mời nhân sự được tuyển dụng đến công ty để hướng dẫn thời gian làm việc, các quy định của công ty, các công việc cần thực hiện....Thư mời được lập theo biểu mẫu: NS - 01 – BM1 Đối với các ứng viên không đạt yêu cầu, phòng nhân sự gửi thông báo không đạt theo mẫu ở trên.

3.8 Tiếp nhận và thử việc

Việc tiếp nhận và thử việc như thế nào được thực hiện theo quy trình thử việc.

Sơ đồ quy trình thử việc

4. 7 bước chuẩn giúp quá trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả

4.1 Chuẩn bị tuyển dụng

4.2 Thông báo tuyển dụng

4.3 Thu nhận và tiến hành chọn lọc hồ sơ

4.4 Phỏng vấn sơ bộ và kiểm tra trắc nghiệm

4.5 Phỏng vấn tuyển chọn

4.6 Thời gian tập sự thử việc

4.7 Quyết định tuyển dụng

5. Chú ý bước quan trọng nhất trong quy trình tuyển dụng

Tuyển dụng nhân sự là một quá trình phức tạp và tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo nhất. Thế nên, bước quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng phải là bước đầu tiên - chuẩn bị tuyển dụng.

6. Khâu đào tạo nhân sự sau khi tuyển dụng

Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực sẽ đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo sát sự tiến hoá và phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp có một lực lượng lao động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thế giới đang dần chuyển sang một phương thức sản xuất mới, hùng hậu hơn trước đây, nền kinh tế đã làm cho các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải thích ứng tốt đối với môi trường kinh doanh và phải đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh.

7. 4 bước hoàn chỉnh cho quy trình đào tạo nhân sự

7.1 Xác định nhu cầu đào tạo

7.2 Lập kế hoạch đào tạo

7.3 Thực hiện đào tạo

7.4 Đánh giá chương trình đào tạo

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu Mấu chốt của quy trình tuyển dụng nhân sự là gì? ---

Ngày:22/07/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM