Tiểu luận: Nghiên cứu thay đổi phương pháp học tập của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân Lập Hải Phòng

Đề tài khoa học được chia thành 3 phần chính, nêu được các vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp học tập của sinh viên trong học chế tín chỉ, thực trạng tình hình học tập của sinh viên Khoa quản trị kinh doanh tại trường Đại học Dân lập Hải phòng hiện nay, qua đó đưa ra một số đề xuất và kiến nghị để thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng học tập đạt hiệu quả cao theo học chế tín chỉ đối với sinh viên khoa quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 

Tiểu luận: Nghiên cứu thay đổi phương pháp học tập của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân Lập Hải Phòng

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Đào tạo theo học chế tín chỉ là mô hình đào tạo mới đối với giáo dục đại học Việt Nam, đòi hỏi cả người dạy và người học, đặc biệt là SV phải thích ứng nhanh, nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo nắm lấy những phương pháp, kỹ năng, công cụ cần thiết để tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, định hướng của người thầy. Song nhiều sinh viên gặp không ít khó khăn trong việc tìm ra cách thức phù hợp để đáp ứng với yêu cầu học tập cao của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ và sinh viên Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng không là ngoại lệ

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nội dung cụ thể cho việc đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường Đại học Dân lập Hải phòng trong yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ., giúp cho sinh viên trong trường nhận thức và tìm được cách học tập để mang lại hiệu quả tối ưu

1.3 Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp chuyên gia và khảo sát thực tế được sử dụng để tiến hành thu thập thông tin thực tế, tham vấn về cách thức thực hiện khảo sát, và các kết quả của đề tài
  • Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp và xử lý kết quả khảo sát

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

  • Đề tài làm rõ về mặt lý luận về học chế tín chỉ và các phương pháp học tập có hiệu quả phù hợp áp dụng đối với sinh viên đại học theo hình thức học chế tín chỉ
  • Đề tài đề xuất một số biện pháp, phương pháp học tập cụ thể để thay đổi phương pháp học tập của sinh viên và đạt hiệu quả cao trong học chế tín chỉ đối với sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Dân lập Hải Phòng

1.5 Tổng quan tình hình

Đã có nhiều bài báo và các bài viết trong và ngoài nước về các phương pháp học tập tích cực của học sinh, sinh viên để đạt được kết quả cao và hữu ích cho việc học tập

2. Nội dung

2.1 Các vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp học tập của sinh viên trong học chế tín chỉ

Một số tìm hiểu về tín chỉ và học chế tín chỉ

  • Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể
  • Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) học tập trên lớp; (2) học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên); và (3) tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài v.v. Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn

​Học tập tích cực - mục tiêu và các phương pháp học tập hiệu quả

  • Ngay khi còn học tập ở giảng đường đại học, sinh viên phải nhận thức rằng việc học tập, rèn luyện không chỉ có ý nghĩa phục vụ cho bản thân mà còn có ý nghĩa cho xã hội. Việc học của sinh viên phải được thể hiện bằng chính quá trình hoạt động, rèn luyện và nỗ lực của bản thân, bởi “kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người” (Einstin) và “văn hóa không nhận được từ ngoài vào mà là kết quả của việc làm bên trong, một việc làm của mình với mình”
  • Trên cơ sở kế hoạch học tập cho khóa học, năm học, người học đồng thời sẽ xây dựng cho mình một thời gian biểu - lịch trình cho từng giai đoạn ngắn hơn (kì học, tháng, tuần)

2.2 Thực trạng tình hình học tập của sinh viên Khoa quản trị kinh doanh tại trường Đại học Dân lập Hải phòng hiện nay

Việc áp dụng học chế tín chỉ ở trường Đại học dân lập hải Phòng

  • Việc áp dụng chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng được thực hiện từ năm học 2008-2009, đến nay đã trải qua 6 năm thực hiện, Nhà trường và các Khoa đã xây dựng và hoàn thiện các Chương trình đào tạo với mục tiêu đáp ứng được chất lượng đào tạo, định hướng tốt cho sinh viên trong quá trình đăng ký khối lượng học tập, là công cụ để cố vấn học tập hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên và cán bộ quản lý cũng dễ dàng triển khai trong quá trình đào tạo[2]
  • Về phương pháp giảng dạy, chuyển sang học chế tín chỉ các giảng viên cũng áp dụng và hoàn thiện dần các phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, sử dụng giáo án điện tử ở hầu hết các môn học
  • Về cơ sở kỹ thuật nhà trường cũng đã không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo theo học chế tín

Thực trạng áp dụng phương pháp học tập tích cực của sinh viên khoa QTKD hiện nay

Học chế tín chỉ có tính linh hoạt cao do sinh viên được trao quyền chủ động trong việc đăng kí môn học trong kỳ, đăng kí số tín chỉ sẽ học, tự quyết định, hoạch định kế hoạch học tập của bản thân. Không những vậy, học chế tín chỉ còn tạo điều kiện giúp sinh viên được lựa chọn thời khóa biểu và giảng viên theo sở thích cá nhân. Với những sinh viên có cách tổ chức thời khóa biểu, lịch trình đăng kí môn học trong kỳ hợp lý thì việc ra trường sớm, học song song 2 văn bằng là điều hoàn toàn có thể thực hiện được

2.3 Một số đề xuất và kiến nghị để thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng học tập đạt hiệu quả cao theo học chế tín chỉ đối với sinh viên khoa quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Dân lập Hải Phòng

Sinh viên cần xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn

Để hình thức học chế tín chỉ thực sự phát huy tác dụng và hiệu quả, sinh viên cần xác định, bản thân người học mới là trung tâm. Người học tránh thói quen ỷ lại hay dựa dẫm vào người dạy, tránh lối học thụ động, cần phải xác định ngay từ đầu mục tiêu học tập đúng đắn và xây dựng kế hoạch xuyên suốt toàn bộ quá trình học tập, nghiên cứu

Sinh viên cần nắm được và áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp học tập tích cực để đem lại hiệu quả cao nhất

Để làm rõ nội dung cũng như cách áp dụng các phương pháp học tập tích cực, ở phần này nhóm tác giả chúng tôi sẽ phân tích theo hai hoạt động là “Học trên lớp” và “Tự học

3. Kết luận

Đề tài đã tổng hợp được các vấn đề lý luận về học chế tín chỉ và các phương pháp học tập tích cực phù hợp áp dụng đối với sinh viên đại học như: phương pháp tự kiểm tra, phương pháp phân bổ thời gian học tập, phương pháp hỏi đáp chi tiết, phương pháp thực hành xen kẽ; phương pháp SQ3R.... Đề tài đã phân tích được thực trạng quá trình học tập của sinh viên khoa QTKD và tiến hành khảo sát về mục tiêu, kế hoạch và phương pháp học tập áp dụng trong học chế tín chỉ của hơn 300 sinh viên năm 2,3 và 4 của khoa QTKD. Trên thực tế có rất nhiều các phương pháp học tập hiệu quả khác nhau có thể áp dụng tùy theo từng mục đích học tập nghiên cứu của mỗi cá nhân hay đơn giản là tùy theo sở thích của mỗi người.“Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự “đào mồ chôn mình”, nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay

4. Tài liệu tham khảo

Hoàng Thế Hải, Lê Thị Phi và Bùi Thị Thanh Diệu (2012), “Sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng” http://scv.udn.vn/hthai/NCKH/1931, 15/2/2014.
Trần Thị Mai, "
Tổng kết 4 năm đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Dân lập Hải Phòng", Báo cáo tại hội nghị tổng kết 2013

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Đề tài nghiên cứu khoa học trên ---

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM