NCKH: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong thi công xây dựng nhà siêu cao tầng

NCKH Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gps trong thi công xây dựng nhà siêu cao tầng trình bày một số kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS để kiểm tra độ thẳng đứng, phục vụ bố trí thi công các công trình nhà siêu cao tầng được xây dựng tại Việt Nam. Kết quả đo đạc và tính toán khi sử dụng công nghệ GPS để kiểm tra độ thẳng đứng công trình khi thi công xây dựng toà nhà Keangnam - Hà Nội.

NCKH: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong thi công xây dựng nhà siêu cao tầng

1. Mở đầu

Hiện nay ở nước ta đã và đang xây dựng nhiều nhà siêu cao tầng. Đó là các công trình có số tầng từ 40 tầng trở lên tương đương với chiều cao của công trình từ 100 m trở lên, trong đó phải kể đến ngôi nhà cao nhất Việt Nam hiện nay là toà nhà Keangnam cao 70 tầng, tương ứng với chiều cao 336m. Với chiều cao xây dựng lớn, lại được thi công xây dựng trên diện tích xây dựng nhỏ nên độ thẳng đứng của công trình có một vai trò rất quan trọng trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng sau khi hoàn thành. Từ trước đến nay ở nước ta thường xây dựng các công trình có số tầng từ 07- 40 tầng và phương pháp truyền toạ độ lên các sàn thi công chủ yếu là sử dụng phương pháp đường thẳng đứng quang học tức là sử dụng các máy chiếu thiên đỉnh (PZL) để chuyền toạ độ lên các sàn thi công trên các tầng cao

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Trong thi công xây dựng nhà siêu cao tầng để đảm bảo độ thẳng đứng của công trình cần phải thành lập trên mặt bằng móng công trình một lưới trắc địa chuyên dụng (lưới A, B,..., E, F). Sau đó sử dụng máy chiếu đứng PZL (hoặc các máy chiếu có tính năng tương đương) đặt tại các điểm của lưới trắc địa chuyên dụng (A, B,…,E, F) tiến hành chiếu để chuyền toạ độ các điểm này lên các sàn thi công ta nhận được toạ độ các điểm khống chế trên sàn thi công là (A',B',...,E',F') (hình 1).

2.2 Đo đạc và tính toán thực nghiệm

Để nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ GPS trong đo kiểm tra và bố trí công trình nhà cao tầng theo phương thẳng đứng cần phải tiến hành đo đạc thực nghiệm nhằm kiểm định và đánh giá độ chính xác đạt được của công nghệ GPS khi đo kiểm tra và định vị các điểm lưới trắc địa chuyên dụng trên các sàn thi công ở các tầng cao

2.3 Đo đạc thực nghiệm khảo sát độ chính xác đạt được của công nghệ GPS khi đo kiểm tra lưới trắc địa chuyên dụng

Để thực hiện được mục tiêu này chúng tôi đã tiến hành thành lập một lưới trắc địa chuyên dụng trên mặt bằng móng công trình ở dạng một tứ giác trắc địa kép có chiều dài cạnh S = 25m (hình 3). Tiến hành đo tất cả các góc và các cạnh trong lưới bằng máy toàn đạc điện tử TCR405 có độ chính xác đo góc mβ = 5", sai số đo cạnh mS = 2 mm+2ppm. Sau đó đo lại lưới bằng máy GPS 1 tần số Trimble R3.Tiến hành bình sai tính toán lưới trắc địa đo góc- cạnh bằng máy toàn đạc điện tử theo phương pháp bình sai chặt chẽ ta có số liệu các cạnh của lưới như cột 2 (bảng 1). Kết quả đo cạnh lưới bằng công nghệ GPS sau khi đã xử lý ghi trong cột (3). Nếu dùng công thức tính sai số trung phương của trị đo kép (4) để đánh giá độ chính xác xác định chiều dài cạnh, sẽ tính được sai số đo cạnh giữa hai phương pháp đo là mS = ± 2.08 mm.

3. Kết luận

Để đảm bảo độ chính xác thi công các công trình nhà siêu cao tầng cần áp dụng kết hợp công nghệ GPS và máy chiếu đứng để bố trí, và điều chỉnh các kết cấu xây dựng theo phương thẳng đứng. Các kết quả đo đạc thực nghiệm cho thấy công nghệ GPS có độ chính xác hoàn toàn đảm bảo được độ chính xác cần thiết khi bố trí và đo kiểm tra độ thẳng đứng của công trình (với hạn sai độ lệch trục theo phương thẳng đứng cho phép f = 30 mm [3]);

Cần tiếp tục nghiên cứu để tách chuyển dịch tức thời của công trình do các yếu tố ngoại cảnh gây nên nhằm xác định chính xác vị trí các điểm định vị trên công trình, từ đó cho phép nâng cao và đảm bảo độ chính xác bố trí các công trình nhà siêu cao tầng ở nước ta

4. Tài liệu tham khảo

HOÀNG NGỌC HÀ, "Bình sai tính toán lưới trắc địa và GPS", NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2006.

NGUYỄN QUANG THẮNG – TRẦN VIẾT TUẤN, "Trắc địa công trình công nghiệp - thành phố”, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2007.

Vietnam Institute for Building Science and Technology, Report of tilt monitoring of the Keangnam landmark tower project, Hanoi, 2011

- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung NCKH kiến trúc- xây dựng trên-

Ngày:07/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM