NCKH: Tính toán dầm bê tông cốt thép chịu uốn xiên sử dụng mô hình phi tuyến

NCKH Tính toán dầm bê tông cốt thép chịu uốn xiên sử dụng mô hình phi tuyến trình bày phương pháp tính toán trạng thái ứng suất biến dạng với việc áp dụng tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2018 [16] và tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5574:2018) [5] để tính toán một trường hợp đại diện cho các vấn đề còn tồn tại ở trên, như là dầm BTCT có tiết diện hình chữ nhật, chịu uốn xiên.

NCKH: Tính toán dầm bê tông cốt thép chịu uốn xiên sử dụng mô hình phi tuyến

1. Mở đầu

Dầm bê tông cốt thép (BTCT) là cấu kiện được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Nó làm việc thực tế thông thường ở trạng thái chịu uốn phẳng, tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt nó vẫn chịu uốn không gian (uốn xiên). Hiện nay đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới đưa ra phương pháp tính toán thiết kế cho dầm BTCT chịu uốn với nhiều phương pháp tính đơn giản, nhưng chúng chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp dầm chịu uốn phẳng. Để giải quyết bài toán về trạng thái ứng suất biến dạng dầm BTCT chịu uốn xiên, người ta có thể dùng phương pháp của sức biền vật liệu đối với lý thuyết đàn hồi, còn ngược lại, đối với lý thuyết biến dạng dẻo của BTCT, hiện nay chủ yếu dùng phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán

2. Nội dung

2.1 Đặt vấn đề

Như chúng ta đã biết, các dầm BTCT xuất hiện chủ yếu dưới dạng uốn phẳng, đối với những trường hợp này đã có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu phương pháp tính toán thiết kế về độ bền, độ võng, trạng thái nứt, phá hoại, từ biến, co ngót... [1, 2, 7, 8, 10, 11, 13]. Bên cạnh đó vẫn có nhiều công trình như nhà ở dân dụng, đền chùa, các công trình công cộng khác có sử dụng kết cấu dầm (xà gồ) với dạng uốn xiên. Hiện nay, để giải quyết bài toán về tính toán thiết kế dầm bê tông cốt thép chịu uốn xiên người ta có thể sử dụng lý thuyết đàn hồi như trong bài nghiên cứu của Bruno Tasca de Linhares [9, 12]. 

2.2 Nội dung nghiên cứu

Phương pháp tính toán được trình bày dưới dạng phân tích kết hợp với ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề. Việc đầu tiên là chúng ta cần xác định các dữ liệu đầu vào như tải trọng tác dụng, sơ đồ kết cấu dầm BTCT, nội lực tính toán. Để đơn giản hóa, các tác giả đã giả định là nội lực với mô men có trước (tức là có trước các giá trị chiều dài a lực tác dụng Pnhư trên hình 1), nhiệm vụ của bài viết là tính toán trạng thái ứng suất - biến dạng của mặt cắt tiết diện nguy hiểm nhất của dầm BTCT có tiết diện chữ nhật, chịu uốn xiên

3. Kết luận

Thực hành tính toán với dầm chịu uốn xiên như trên, quá trình chia nhỏ mặt cắt tiết diện như hình 6, hệ tọa độ chọn và tọa độ trọng tâm các phần tử thể hiện như trên hình 7, gốc tọa độ O được chọn ở góc bên trái phí trên tiết diện, trục X là trục đứng hướng xuống, trục Y là trục ngang.

- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung NCKH kiến trúc- xây dựng trên-

Ngày:07/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM