NCKH: Công nhân tại đại học Vinh khoa xây dựng

NCKH Công nhân tại đại học Vinh khoa xây dựng nêu các yêu cầu kỹ thuật chung của công tác xây dựng; tìm hiểu về dụng cụ và vật liệu dùng trong công tác xây; các bước tiến hành xây tường gạch chỉ cơ bản; qua đó đưa ra các kỹ thuật xây tường

NCKH: Công nhân tại đại học Vinh khoa xây dựng

1. Mở đầu

Qua công tác thực hành khoảng cách giữa thực tế công việc và lý thuyết trừu tượng được giảm bớt. Công tác thực tập công nhân giúp sinh viên có cái nhìn khái quát về công việc trên công trường, trực tiếp tham gia một số công việc của người công nhân. Bên cạnh đó.quá trình thực tập, sinh viên được làm việc, học hỏi kinh nghiệm của những người thợ lành nghề, giàu kinh nghiệm thực thế. Sinh viên được làm quen với các trang thiết bị máy móc, các dụng cụ làm việc. Nếu sinh viên không dược va chạm thực tế trong quá trình học thì sau khi ra trường thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nắm được các loại vữa xây dựng, tỷ lệ pha trộn các loại vữa, phương pháp trộn các loại mác vữa trong khi xây móng xây tường, vữa xây những nơi ẩm ướt và sự khác nhau giữa các loại vữa này

Phương pháp xây tường 110mm, 220mm,…. Biết cách bắt mỏ các loại tường này, kỹ thuật xây các tường và mạch vữa. Khối xây đúng kỹ thuật, cách kiểm tra các khối xây,…

1.2 Khái niệm chung

Khối xây gạch đá là tập hợp của những viên gạch đá riêng lẻ, được gắn chặt với nhau bằng vữa và được xếp thành hàng, thành lớp, nhưng toàn bộ tập hợp đó phải chịu lực như một thể thống nhất mà không có sự dịch chuyển của mọi viên thành phần

Thành phần khối xây bao gồm các lớp gạch đá nằm chồng lên nhau. Lớp vữa nằm giữa hai lớp gạch đá kề nhau, gọi là mạch vữa nằm. Các mạch vữa giữa các viên gạch đá trong một lớp gọi là các mạch vữa đứng

2. Nội dung

2.1 Các yêu cầu kỹ thuật chung của công tác xây dựng

Không trùng mạch (tạo liên kết của khối xây)

Mạch vữa đông đặc (tăng kết dính của khối xây)

Khối xây thẳng đứng (để khối xây chịu nén đúng tâm, ổn định tổng thể)

Mặt bên khối xây phẳng (ổn định cục bộ)

Từng lớp xây ngang bằng (trong lớp không xuất hiện lực trượt)

2.2 Các dụng cụ và vật liệu dùng trong công tác xây

Dụng cụ

  • Dây lèo dùng để xác định các cạnh và mặt bên khối xây. Có 3 loại dây lèo: lèo đứng, lèo xiên, lèo ngang. Lèo ngang, thường căng ở độ cao 1,5-2,0 m so với mặt sàn công tác, trên đó buộc các dây lèo đứng. Lèo đứng cùng lèo ngang xác định mặt thẳng đứng của các khối xây: mặt tường, trụ… Lèo xiên để xây những khối xây có một mặt biên nằm nghiêng như: tường thu hồi, tường và bậc thang, mái đê, đập...
  • Dây xây (dây cữ), căng ở mép biên hàng ngoài của một lớp gạch, dùng để chỉnh phẳng lớp gạch và độ phẳng cục bộ trong từng lớp xây của mặt bên khối xây

Vật liệu

  • Vữa: có 3 loại
  • Vữa vôi cát: chỉ là vôi và cát (mỏc ≤ 25)
  • Xi măng cát: cát và xi măng (mác 50 ÷ 100)
  • Vữa tam hợp: cát, vôi, xi măng (mác < 50)
  • Gạch: mác 75 có 2 loại:
  • Gạch chỉ: gạch đặc có kích thước thông thường 220x105x55
  • Gạch lỗ có nhiều loại: 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ

2.3 Các bước tiến hành xây tường gạch chỉ cơ bản

Tổ chức mặt bằng phân đoạn xây

Căng hệ thống định hướng cho công tác xây 

Giải vữa và đặt gạch

2.4 Các kỹ thuật xây tường

Kĩ thuật xây tường gạch chỉ dày 110

Kỹ thuật xây tường gạch chỉ 220

3. Kết luận

Khi phân đoạn xây mới nối tiếp thẳng hàng với phân đoạn trước thì sử dụng kết hợp mỏ dật với mỏ nanh, mỏ dật cho những lớp xây thấp bên dưới, các mỏ nanh cài vào nhau, cho những lớp xây bên trên. Khi phân đoạn xây mới nối vuông góc với phân đoạn cũ, trên tầm cao lớn, thì ở phân đoạn cũ để mỏ hốc còn phân đoạn mới được nối vào đó bằng mỏ nanh, tầm trung bình và thấp vẫn để mỏ dật liên kết với nhau

- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung NCKH kiến trúc- xây dựng trên-

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM