Bệnh suy hô hấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Suy hô hấp là tình trạng khó thở và trải nghiệm tâm lý liên quan đến khó thở, ngay cả khi không có vấn đề cơ bản thực thể gây ra suy hô hấp. Bệnh suy hô hấp xảy ra liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, như hội chứng suy hô hấp cấp tính, phản ứng nghiêm trọng với nhiều dạng tổn thương phổi và hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, hội chứng ở trẻ sinh non do suy giảm chất căng bề mặt và cấu trúc phổi không phát triển đầy đủ. Để biết rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh suy hô hấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Suy hô hấp là tình trạng khó thở và trải nghiệm tâm lý liên quan đến khó thở, ngay cả khi không có vấn đề cơ bản thực thể gây ra suy hô hấp. Bệnh suy hô hấp xảy ra liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, như hội chứng suy hô hấp cấp tính, phản ứng nghiêm trọng với nhiều dạng tổn thương phổi và hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, hội chứng ở trẻ sinh non do suy giảm chất căng bề mặt và cấu trúc phổi không phát triển đầy đủ.

Mức độ phổ biến của chứng suy hô hấp

Nữ giới có nhiều khả năng phát triển bệnh suy hô hấp hơn nam giới. Tình trạng này thường xảy ra ở những người đã bị bệnh hoặc các chấn thương nặng.

Tuy nhiên, bệnh có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng của suy hô hấp thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau tổn thương hoặc chấn thương.

Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của suy hô hấp bao gồm:

  • Thở nhanh và nặng nhọc;
  • Cơ bắp mệt mỏi và suy nhược toàn thân;
  • Huyết áp thấp Da hoặc móng tay bị đổi màu;
  • Ho khan, không có đờm;
  • Sốt;
  • Nhức đầu;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Rối loạn tâm thần.

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng suy hô hấp xấu đi và ngăn ngừa tình trạng sức khỏe khác, vì vậy bạn hãy trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Suy hô hấp chủ yếu là do tổn thương các mạch máu nhỏ trong phổi. Chất lỏng từ các mạch máu này rò rỉ vào túi khí trong phổi. Những túi khí này là nơi máu được oxy hóa. Khi các túi khí này chứa đầy chất lỏng, lượng oxy đi vào máu giảm. Một số vấn đề phổ biến có thể dẫn đến tổn thương phổi bao gồm:

  • Hít các chất độc hại như nước muối, hóa chất, khói và chất nôn;
  • Phát triển nhiễm trùng máu nghiêm trọng;
  • Phát triển nhiễm trùng phổi nghiêm trọng như viêm phổi;
  • Bị chấn thương ngực hoặc đầu, như tai nạn giao thông hoặc thể thao đối kháng;
  • Quá liều thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng.

4. Nguy cơ mắc phải

Suy hô hấp thường là biến chứng của tình trạng khác. Những người có nhiều khả năng bị suy hô hấp bao gồm:

  • Người lớn trên 65 tuổi Hút thuốc lá Bị bệnh phổi mãn tính Có lịch sử nghiện rượu
  • Bệnh hô hấp có thể là tình trạng nghiêm trọng hơn đối với những người:
  • Bị sốc với chất độc Lớn tuổi Có suy gan Có tiền sử nghiện rượu

5. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán suy hô hấp?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh suy hô hấp theo nhiều cách khác nhau. Không có một xét nghiệm đặc thù nào để chẩn đoán tình trạng này. Nếu nghi ngờ bạn bị suy hô hấp, bác sĩ sẽ đo huyết áp, tiến hành khám thực thể và thực hiện bất kỳ các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu;
  • Chụp X-quang ngực;
  • Chụp CT;
  • Phết cổ họng và mũi Điện tâm đồ;
  • Siêu âm tim;
  • Kiểm tra đường hô hấp.

Huyết áp thấp và oxy trong máu thấp có thể khiến bác sĩ nghi ngờ suy hô hấp. Điện tâm đồ và siêu âm tim có thể được sử dụng để loại trừ tình trạng tim. Nếu chụp X-quang ngực hoặc chụp CT cho thấy các túi khí chứa đầy dịch trong phổi, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh suy hô hấp. Sinh thiết phổi cũng có thể được tiến hành để xác định chẩn đoán suy hô hấp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị suy hô hấp?

Một số phương pháp thông thường để điều trị bệnh suy hô hấp, bao gồm:

  • Cung cấp oxy: bác sĩ có thể cung cấp cho bạn oxy bằng cách đưa không khí vào phổi và giảm chất lỏng trong túi khí.
  • Áp lực dương cuối kỳ thở (PEEP): bác sĩ có thể giúp bạn thở bằng kỹ thuật được gọi là áp lực dương cuối kỳ thở (PEEP). Kiểm soát lượng nước uống.
  • Thuốc: những người bị suy hô hấp thường được cho dùng thuốc để đối phó với các tác dụng phụ. Chúng bao gồm các loại thuốc sau đây: Thuốc giảm đau giảm sự khó chịu. Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng. Corticosteroid điều trị nhiễm trùng. Chất làm loãng máu phòng ngừa cục máu đông trong phổi hoặc chân. Phục hồi chức năng phổi: bệnh nhân hồi phục sau khi bị suy hô hấp có thể cần phục hồi chức năng phổi. Đây là cách để làm mạnh hệ hô hấp và tăng khả năng thở của phổi.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Trên thực tế, không có cách nào để ngăn ngừa suy hô hấp. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ bị suy hô hấp bằng cách thực hiện một số điều sau đây:

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế nhanh chóng cho bất kỳ chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh tật nào.
  • Ngưng hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc thụ động.
  • Bỏ rượu. Uống rượu mãn tính có thể làm tăng nguy cơ tử vong và hạn chế chức năng hoạt động của phổi.
  • Hãy chủng ngừa cúm hàng năm và chủng ngừa viêm phổi mỗi 5 năm. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng phổi.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng suy hô hấp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM