Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Điều quan trọng là phải nhận ra được thế mạnh ưu trội của mình, biết phát huy được những lợi thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp được eLib chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn định hình các bước xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp

1. Tại sao phải xây dựng chiến lược cạnh tranh?

Trên thị trường hiện nay, mỗi lĩnh vực hoạt động kinh doanh đều có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Điều quan trọng là phải nhận ra được thế mạnh ưu trội của mình, biết phát huy được những lợi thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.

Để xây dựng được chiến lược cạnh tranh phù hợp phải tìm hiểu, phân tích rõ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, cũng như phải xác định được vị trí của doanh nghiệp mình trên thị trường. Chiến lược cạnh tranh phù hợp phải được xây dựng dựa các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Thiết lập và làm chủ năng lực cốt lõi, tạo những lợi thế cạnh tranh về khác biệt  hóa hay giá bán, giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị ưu việt cho khách hàng và mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

Xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có một con đường riêng, vượt qua được những đối thủ cạnh tranh đi đến thành công.

2. Khi nào phải xây dựng chiến lược cạnh tranh?

Xây dựng chiến lược cạnh tranh cần thiết cho doanh nghiệp vào bất cứ lúc nào. Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Khi doanh nghiệp sắp tung ra thị trường một sản phẩm mới cũng cần phải xây dựng chiến lược cạnh tranh cho phù hợp mới có thể xâm nhập và đứng vững được trên thị trường.

3. Các bước căn bản xây dựng chiến lược cạnh tranh

Phân tích môi trường ngành và các nhóm đối thủ

Đánh giá vị thế doanh nghiệp trên nền chiến lược phát triển

Xác lập và hoàn thiện hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Xây dựng các chiến lược cạnh tranh

Xây dựng công cụ hỗ trợ thực thi và kiểm soát chiến lược

4. Phương pháp thực hiện

Xây dựng chiến lược cạnh tranh phải dựa trên những phân tích đánh giá thực tiễn và khách quan về môi trường và doanh nghiệp. Đồng thời, để thực thi chiến lược cạnh tranh hiệu quả phải có sự phối hợp làm việc chặt chẽ giữa doanh nghiệp với tư vấn.

Các chuyên gia tư vấn, với vai trò khách quan của bên thứ 3, sẽ thu thập khảo sát dữ liệu, phân tích, và đề xuất các chính sách. Đồng thời tư vấn sẽ giữ vai trò khách quan để giúp doanh nghiệp chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó xây dựng một chiến lược cạnh tranh tối ưu nhất.

Về phương pháp phối hợp: hai bên sẽ tuân thủ các nguyên tắc:  Trao đổi trực tiếp, thống nhất mục tiêu; Cùng xây dựng kế hoạch hành động; Tích cực thực hiện và Phản hồi kịp thời; Tương tác liên tục, báo cáo định kỳ. Tư vấn có vai trò hỗ trợ, chứ không làm thay. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ phát triển khi có một chiến lược cạnh tranh phù hợp và đúng đắn.

5. Phạm vi và chi phí

Xây dựng chiến lược cạnh tranh sẽ do hai bên thỏa thuận dựa trên tình hình thực tiễn đội ngũ nhân sự, quy mô của tổ chức và mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện dự án có thể kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng, tùy thuộc vào thực trạng và mục tiêu của doanh nghiệp.

Chi phí: căn cứ vào số giờ làm việc của chuyên gia theo phạm vi công việc và yêu cầu của dự án hai bên đã thỏa thuận.

6. Chiến lược tổ chức xác định cấu trúc các hệ thống thông tin như thế nào?

Mục đích cuối cùng của việc sử dụng hệ thống thông tin trong doanh nghiệp là đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra hay nói cách khác mục tiêu của hệ thống thông tin gắn liền với mục tiêu kinh doanh.

Với mỗi tổ chức doanh nghiệp họ cần xem xét ngành kinh doanh của mình và phân tích năm lực lượng cạnh tranh ảnh hưởng đến cấu trúc ngành. Đó là năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, khách hàng và nhà phân phối, cuối cùng là cạnh tranh trong nội bộ ngành.

Tổ chức nghiên cứu cơ cấu ngành kinh doanh của họ và xác định một chiến lược cạnh tranh, để thực hiện được chiến lược cạnh tranh cần có chuỗi giá trị tương ứng. Phân tích chuỗi giá trị trong doanh nghiệp đề xuất và xây dựng được các quy trình nghiệp vụ diễn ra trong doanh nghiệp và tổ chức đó. Cuối cùng phân tích và đưa ra cấu trúc của hệ thống thông tin để đạt mục tiêu kinh doanh đề ra dựa vào quy trình nghiệp vụ ở pha trước.

7. Năm lực lượng cạnh tranh xác định cấu trúc ngành

Michael Porter đã cung cấp cho chúng ta một mô hình phân tích cạnh tranh theo đó một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cơ bản và được gọi là mô hình năm lực lượng cạnh tranh. Theo Porter, các điều kiện cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong số các yếu tố này, ngoài các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong nội bộ ngành, còn các nhân tố khác như khách hàng, hệ thống cung cấp, các sản phẩm thay thế hay các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Các nhà quản trị chiến lược mong muốn phát triển lợi thế nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng công cụ này để phân tích các đặc tính và phạm vi của ngành ở đó hoạt động kinh doanh của mình đang được diễn ra hoặc sẽ nhắm tới.

8. Phân tích cấu trúc ngành kinh doanh để xác định chiến lược cạnh tranh

Tổ chức sau khi phân tích cấu trúc ngành sẽ chọn một chiến lược cạnh tranh phù hợp với ngành kinh doanh của họ. Michael Porter đã đưa ra mô hình năm lực lượng cạnh tranh và bốn chiến lược cạnh tranh: tạo ra chi phí thấp nhất cho toàn ngành; chi phí thấp nhất trong phân khúc thị trường hẹp; tạo ra sự khác biệt trong toàn ngành; tạo ra sự khác biệt trong một phân khúc thị trường hẹp.

9. Chiến lược cạnh tranh xác định chuỗi giá trị

Sau khi đề xuất một chiến lược cạnh tranh cho tổ chức thì phải xây dựng được chuỗi giá trị đáp ứng với chiến lược cạnh tranh này. Chuỗi giá trị được hiểu là tập hợp các hoạt động trong tổ chức tạo ra giá trị.

Giá trị là số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho một nguồn tài nguyên, sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chênh lệch giá trị giữa một hoạt động sinh ra và chi phí của nó được gọi là lợi nhuận.

10. Làm thế nào để quy trình nghiệp vụ tạo ra giá trị

Quy trình nghiệp vụ được hiểu là tập hợp các hoạt động tạo ra giá trị bằng cách chuyển đổi đầu vào thành đầu ra. Chi phí của quy trình nghiệp vụ được tính là chi phí đầu vào cộng với chi phí hoạt động trong đó. Lợi nhuận của quy trình nghiệp vụ được tính bằng giá trị của đầu vào trừ đi chi phí. Các hoạt động sẽ biến đổi nguyên liệu đầu vào thành đầu ra.

11. Chiến lược cạnh tranh xác định quy trình nghiệp vụ và cấu trúc hệ thống thông tin

Sau khi xây dựng chiến lược cạnh tranh thì tổ chức đưa ra chuỗi giá trị tương ứng. Chuỗi giá trị sẽ xác định các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ. Từ đó xác định các quy trình nghiệp vụ diễn ra trong tổ chức doanh nghiệp đó. Trong các quy trình nghiệp vụ đã mô tả rõ các hoạt động bắt đầu và kết thúc và đối tượng nào tham gia là con người hay máy móc hay các hệ thống hỗ trợ.

12. Hệ thống thông tin cung cấp lợi thế cạnh tranh cho tổ chức

Hệ thống thông tin cung cấp lợi thế cạnh tranh cho tổ chức, doanh nghiệp thông qua: sản phẩm và quy trình.

Tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua sản phẩm bằng cách: tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới, nâng cao sản phẩm dịch vụ hiện có, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP ---

Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM