Hướng dẫn tạo Menu liên kết tới các sheet bằng hàm Hyperlink và cách sử dụng công thức đếm số lần xuất hiện trong Table

Làm thế nào để tạo MENU liên kết tới các sheet bằng hàm Hyperlink và Cách sử dụng công thức đếm số lần xuất hiện trong Table. Hãy đọc bài viết dưới đây do eLib biên soạn để tìm cho mình được câu trả lời chính xác nhất nhé.

Hướng dẫn tạo Menu liên kết tới các sheet bằng hàm Hyperlink và cách sử dụng công thức đếm số lần xuất hiện trong Table

1. Cách sử dụng công thức đếm số lần xuất hiện trong Table

Thông thường chúng ta hay sử dụng hàm COUNTIF để đếm số lần xuất hiện của 1 nội dung trong 1 vùng. Cách làm như sau:

Công thức đếm số lần xuất hiện trong Table

Hàm chúng ta sử dụng là hàm COUNTIF:

  • Range: Vùng đếm ở đây cố định điểm đầu A2, bắt đầu vùng đếm sẽ là từ ô A2
  • Criteria: Điều kiện đếm là nội dung ô A2

Khi filldown (sao chép công thức xuống phía dưới) chúng ta sẽ lấy được kết quả là số lần xuất hiện của các nội dung tên tương ứng theo cột A.

Đây là cách làm thông thường với đối tượng RANGE

Vậy với đối tượng TABLE thì sao?

Sử dụng là hàm COUNTIF

Đây là vấn đề rất hay xảy ra khi chúng ta sử dụng hàm COUNTIF trong đối tượng TABLE:

  • Ban đầu công thức hoạt động đúng từ dòng 2 tới dòng 4 (Các công thức tại H2, H3, H4)
  • Khi thêm tiếp dữ liệu vào table ở các dòng 5, 6, 7 thì hàm COUNTIF tự động tạo ra ở các ô H5, H6, H7 nhưng không chính xác.
  • Nguyên nhân là bởi khi thêm nội dung vào Table thì tọa độ của điểm cuối trong Table sẽ tự động thay đổi giới hạn. Chính vì thế công thức mới tự động tạo ra đã không đúng nữa.

Cách khắc phục việc này như thế nào? Hay cụ thể hơn là sử dụng hàm COUNTIF như thế nào để đảm bảo kết quả vẫn đúng khi thêm giá trị mới trong Table, chúng ta cùng tìm hiểu cách làm như sau:

Công thức =COUNTIF([@[Họ tên]]:INDEX([Họ tên],1),[@[Họ tên]])

[@[Họ tên]] được hiểu là 1 giá trị cụ thể tại dòng đó. Nội dung này được lấy khi click chuột vào cột Họ tên, dòng ngang hàng với ô đặt công thức.

[Họ tên] được hiểu là toàn bộ cột Họ tên trong table. Nội dung này được lấy bằng cách chọn toàn bộ vùng nội dung cột Họ tên.

Hàm Index([Họ tên],1) là lấy giá trị đầu tiên trong table (điểm bắt đầu)

vùng [@[Họ tên]]:INDEX([Họ tên],1) chính là tính từ điểm bắt đầu tới dòng hiện tại trong vùng đếm => Tránh việc tự động xác định tới dòng cuối của table

=> Toàn bộ công thức được hiểu là: Đếm giá trị ở dòng hiện tại trong table nằm trong cột Họ tên, tính từ dòng bắt đầu tới dòng hiện tại.

Công thức này về bản chất là tương tự với công thức COUNTIF của range, nhưng cách diễn đạt trong Table và trong Range lại có sự khác nhau, để ra được kết quả giống nhau. Đây là một sự chú ý quan trọng khi chúng ta làm việc với Table trong excel.

2. Hướng dẫn cách tạo MENU liên kết tới các sheet bằng hàm Hyperlink

Không phải lúc nào chúng ta cũng quen với việc tập hợp tất cả dữ liệu trong cùng 1 sheet, mà nhiều khi chúng ta có thói quen tổ chức dữ liệu trên nhiều sheet có cấu trúc tương tự nhau, chỉ khác nhau về Tên đối tượng. Chúng ta có ví dụ như sau:

Công ty A có 10 khách hàng, và nhân viên của công ty thực hiện việc theo dõi bán hàng cho 10 khách hàng này tại 10 sheet có cấu trúc giống nhau trong 1 workbook:

Tạo MENU liên kết tới các sheet

Với số lượng Sheet nhiều thì việc thao tác trên SheetTab sẽ khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn. Chúng ta có thể sử dụng chức năng tạo HyperLink (tạo liên kết) tới các sheet để tiết kiệm thời gian thao tác.

Tuy nhiên việc tạo Hyperlink khá thủ công và mất thời gian. Do đó chúng ta có thể kết hợp việc lấy tên Sheet đã tìm hiểu ở bài học trước kết hợp với hàm Hyperlink trong Excel.

Bước 1: Tạo danh sách các Sheet có trong Workbook

Kết quả thu được như sau (Vùng A1:B11)

Tạo danh sách Sheet có trong Workbook

Chú ý: Chúng ta cần lấy được tên Sheet, bởi vì có thể sử dụng tên sheet trong hàm Hyperlink

Bước 2: Tạo liên kết với hàm Hyperlink

Cấu trúc hàm Hyperlink:

=HYPERLINK(link_location, [friendly_name])

  • link_location là địa chỉ cần liên kết tới.
  • friendly_name là tên người dùng sử dụng cho dễ gọi, dễ nhớ

Chúng ta biết rằng Excel thể hiện tham chiếu tới 1 vị trí ở sheet khác như sau:

Tên Sheet + Dấu chấm than + Tọa độ

Chú ý: Tên Sheet phải đặt trong dấu nháy đơn để có thể bao gồm cả những tên sheet có sử dụng dấu cách.

Bởi vì tên các Sheet đã lấy được ở cột B, do đó chúng ta có thể tạo đối tượng cho link_location như sau:

  • Thành phần 1: Dấu # và dấu ‘ đặt cạnh nhau và đặt trong dấu nháy kép
  • Thành phần 2: Tên sheet là kết quả ở cột B
  • Thành phần 3: Dấu nháy đơn và dấu chấm than, tọa độ A1 được đặt cạnh nhau và đặt trong dấu nháy kép

=> Ba thành phần trên được nối với nhau bởi dấu &

Friendly_name có thể sử dụng trực tiếp tên Sheet hoặc tên chúng ta tự đặt ra cho từng sheet để dễ gọi

Như vậy với công thức Hyperlink chúng ta có thể tạo liên kết tới từng Sheet trong Workbook một cách dễ dàng, điều này đặc biệt có ích khi làm việc trên những workbook có nhiều sheet, có tên Sheet dài, khó sử dụng thanh SheetTab.

Như vậy bài viết đã hướng dẫn cho bạn cách tạo MENU liên kết tới các sheet bằng hàm Hyperlink và cách sử dụng công thức đếm số lần xuất hiện trong Table. Chỉ cần một số thao tác cơ bản, bạn đã có thể tạo manu liên kết một cách nhanh chóng rồi. Chúc các bạn thực hiện thao tác thành công!

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM