Hướng dẫn hàm tính tiền tích lũy và khấu hao tài sản trong Excel

Để giúp những người mới tìm hiểu các hàm tính toán về chứng khoán và khấu hao cho mỗi kỳ kế toán. Bài viết sau eLib sẽ hướng dẫn các bạn một cách chi tiết nhất về cách dùng, cú pháp, chức năng cũng như các ví dụ về mỗi hàm.

Hướng dẫn hàm tính tiền tích lũy và khấu hao tài sản trong Excel

1. Hàm AMORDEGRC

Chức năng: trả về khấu hao cho mỗi kỳ kế toán bằng cách dùng hệ số khấu hao. 

Cú pháp: AMORDEGRC(cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, [basis])

Cách dùng:

  • Cost: Chi phí của tài sản, tham số bắt buộc
  • Date_purchased: Ngày mua tài sản, tham số bắt buộc
  • First_period: Ngày kết thúc của kỳ thứ nhất, tham số bắt buộc
  • Salvage: Giá trị thu hồi khi kết thúc vòng đời của tài sản
  • Period: Kỳ
  • Rate: Tỉ lệ khấu hao
  • Basis: Cơ sở năm được dùng, có thể tùy chọn

Ví dụ Cho bảng tính dưới, các giá trị tương ứng với các tham số của hàm trong Excel

Lưu ý:

  • Hàm AMORDEGRC trả về khấu hao cho đến kỳ cuối của vòng đời tài sản hoặc đến khi giá trị khấu hao dồn lớn hơn chi phí tài sản - giá trị thu hồi.
  • Hệ số khấu hao
  • Tỉ lệ khấu hao tăng lên 50% trong kỳ trước kỳ cuối cùng và tăng 100% trong kỳ cuối
  • Nếu vòng đời của tài sản từ 0 đến 1, từ 1 đến 2, từ 2 đến 3, từ 3 đến 4 thì hàm AMORDEGRC trả về #NUM!

2. Hàm AMORLINC

Chức năng: tính giá trị khấu hao kỳ hạn cho mỗi kỳ kế toán

Cú pháp: AMORLINC(cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, basis)

Cách dùng:

  • Cost là giá trị của tài sản.
  • Date_purchased là ngày mua tài sản.
  • First_period là ngày kết thúc của kỳ thứ nhất.
  • Salvage là giá trị thu hồi khi kết thúc vòng đời của tài sản.
  • Period là kỳ tính khấu hao.
  • Rate là tỷ lệ khấu hao.
  • Basis là cơ sở dùng để đếm ngày (mặc định là 0), trong đó:

3. Hàm  ACCRINT

Chức năng: tính tiền lãi cộng dồn cho chứng khoán trả lãi định kỳ.

Cú pháp: ACCRINT(issue, first_interest, settlement, rate, par, frequency, basis, calc_method)

Cách dùng: 

  • Issue là ngày phát hành chứng khoán.
  • First_interest  là ngày tính lãi đầu tiên của chứng khoán.
  • Settlement là ngày tới hạn của chứng khoán (là ngày sau ngày phát hành chứng khoán khi chứng khoán được giao dịch).
  •  Rate là lãi suất hằng năm của chứng khoán.
  • Par là giá trị danh nghĩa của chứng khoán ( mặc định ACCRINT() sử dụng $1,000)
  • Frequency là số lần trả lãi hằng năm ( Trả n lần mỗi năm thì frequency = n)
  •  Basis là cơ sở dùng để đếm ngày (mặc định là 0), trong đó:

Ví dụ: Cho bảng tính dưới, các giá trị tương ứng với các tham số của hàm trong Excel với Calc_method = true

4. Hàm  ACCRINTM

Chức năng: trả về tiền lãi cộng dồn cho chứng khoán trả lãi khi đáo hạn

Cú pháp: ACCRINTM(issue, settlement, rate, par, [basis]) 

Cách dùng:

  • Issue: Là ngày phát hành chứng khoán.
  • Settlement: Ngày đến hạn của chứng khoán.
  • Rate: Lãi suất phiếu lãi hàng năm của chứng khoán.
  • Par: Mệnh giá của chứng khoán. Nếu bỏ qua, hàm ACCRINTM sẽ mặc định là $1.000.
  • Basis: Cơ sở đếm ngày sẽ dùng.

Ví dụ: Cho bảng tính dưới, các giá trị tương ứng với các tham số của hàm trong Excel

Lưu ý:

  • Ngày phát hành và ngày thanh toán lấy theo số nguyên
  • Nếu ngày không hợp lệ, hàm trả về lỗi #VALUE!
  • Nếu lãi suất, mệnh giá < 1 thì trả về lỗi #NUM!
  • Nếu cơ sở > 0 hoặc < 4 thì trả về lỗi #NUM!
  • Nếu ngày thanh toán <= ngày phát hành thì trả về lỗi #NUM!

Như vậy, bài viết đã hướng dẫn cho bạn Hàm tính tiền tích lũy và khấu hao tài sản trong Excel. Hy vọng rằng bài viết này sẽ thất sự giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thực hiện thao tác thành công!

Ngày:22/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM