Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Trong bài học này các em được tìm hiểu về khái niệm, các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong đột biến NST, biết được những nguyên nhân gây ra đột biến và vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong thực tiễn.

Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đột biến cấu trúc NST là gì?

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.

- Các dạng đột biến cấu trúc NST:

+ Mất đoạn NST: là một đoạn nào đó của NST bị mất đi so với dạng ban đầu, làm độ dài của NST giảm đi.

Hinh 22.1a Đột biến mất đoạn

+ Lặp đoạn là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.

Hinh 22.1b Đột biến lặp đoạn

+ Đảo đoạn là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó.

Hình 22.1c Đột biến đảo đoạn

Chuyển đoạn là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.

Hình 22.1d Đột biến chuyển đoạn

1.2. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST

a. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST

- Do tác nhân của môi trường ngòai cơ thể (thường là do tác động của con người) như:

  • Tác nhân vật lý: Tia phóng xạ, tia cực tím, nhiệt độ…
  • Tác nhân hóa học: Ảnh hưởng của các chất dộc hóa học như: Thuốc trừ sâu, diệt cỏ, điôxin…

Hình 22.2 Các nguyên nhân gây đột biến NST

- Do nguyên nhân bên trong cơ thể: Những biến đổi bất thường trong sinh lí, sinh hóa trong tế bào (xuất hiện một cách tự nhiên).

b. Tính chất của đột biến cấu trúc NST

- Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó.

Hình 22.3 Hậu quả của đột biến NST

+ Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.

Hình 22.4 Ý nghĩa của đột biến có lợi

2. Bài tập minh họa

Đột biến cấu trúc NST là gì? Hãy mô tả từng dạng đột biến cấu trúc NST.

Hướng dẫn giải:

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.

+ Có bốn dạng đột biến cấu trúc NST:

  • Mất đoạn: một đoạn nào đó của NST bị mất đi so với dạng ban đầu, làm độ dài của NST giảm đi.
  • Lặp đoạn là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.
  • Đảo đoạn là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó.
  • Chuyển đoạn là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Những nguyên nhân nào gây ra đột biến cấu trúc NST?

Câu 2: Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật.

Câu 3: Giả sử có một cặp NST tương đồng mang các đoạn phân bố theo trật tự sau:

  • NST thứ nhất: ABCDEF
  • NST thứ hai: abcdef

1. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một NST trong các trường hợp sau:

a) Xuất hiện các giao tử: ABCD, abcdefef

b) Xuất hiện các giao tử: ABABCDEF, abdcef

Hãy xác định dạng đột biến trong các trường hợp nêu trên.

2. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một cặp NST trong các trường hợp sau:

a) Xuất hiện các giao tử: ABCDEF, abcdef

b) Xuất hiện các giao tử: ABCDEF, ABCDEF

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là

A. mất đoạn NST 21.

B. lặp đoạn NST 21.

C. đảo đoạn NST 20.

D. mất đoạn NST 20.

Câu 2: Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng?

A. Mất đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Đảo đoạn.

D. Vừa mất đoạn vừa đảo đoạn.

Câu 3: Đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là

A. mất đoạn và lặp đoạn.

B. lặp đoạn và đảo đoạn

C. lặp đoạn.

D. đảo đoạn.

Câu 4: Đột biến cấu trúc làm thay đổi vị trí của gen trên 1 NST là

A. mất đoạn và lặp đoạn.

B. lặp đoạn và đảo đoạn.

C. lặp đoạn.

D. đảo đoạn.

Câu 5: Đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là

A. mất đoạn.

B. lặp đoạn và đảo đoạn.

C. lặp đoạn.

D. đảo đoạn.

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Nêu được nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST. 

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM