Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Qua nội dung Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật giúp các em được tìm hiểu những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật từ đó giải thích được sự thích nghi của sinh vật.

Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật

- Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.

- Sinh vật được chia thành sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.

- Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 50oC tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi mà có thể sống ở những nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.

Chim cánh cút sống ở vùng bắc cực

+ Thực vật vùng nóng thường có lá màu xanh quanh năm còn động vật kích thước cơ thể nhỏ hơn, cơ thể màu đậm hơn.

Sư tử sống ở Châu phi có màu lông đậm

Thực vật ở châu phi

+ Thực vật vùng lạnh thay đổi màu sắc lá khi nhiệt độ thay đổi còn động vật có bộ lông dày và dài hơn, kích thước cơ thể lớn hơn.

Màu lá ở vùng lạnh thay đổi theo nhiệt độ

Gấu bắc cực

1.2. Ảnh hưởng của độ ẩm đến đời sống sinh vật

- Thực vật và động vật đều có những đặc điểm khác nhau để thích nghi với các điều kiện môi trường có độ ẩm khác nhau.

+ Dựa vào mức độ thích nghi của sinh vật với độ ẩm, thực vật được chia thành 2 nhóm là thựa vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn còn động vật thì chia thành 2 nhóm là động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.

cây dương xỉ ưa ẩm

Xương rồng ưa hạn

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.

 Hướng dẫn giải:

Sự khác nhau giữa nhóm cây ưa ẩm và cây chịu hạn:

Cây ưa ẩm: sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng phiến là mỏng, bản lá rộng, màu xanh đệm lỗ khí có 2 mặt lá. Mô giậu kém phát triển, cây ít cành có hiện tượng tỉa cành tự nhiên.
Cây chịu hạn: sống ở nơi thiếu nước cơ thể mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, có thể có phiến dày, hẹp, gân lá phát triển. Các hoạt động sinh lí yếu vì ban ngày lỗ khí thường đóng để hạn chế bớt sự thoát hơi nước, sử dụng nước tiết kiệm.

Bài 2: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Trong hai nhóm sinh vật hàng nhiệt và biến nhiệt thì nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường vì sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hoà thân nhiệt giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào môi trường ngoài.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật?

Câu 3: Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô.

Câu 4: Tại nhiệt độ là 30°C, cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở mức nào?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong số động vật có xương sống, lớp động vật thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?

A. Lớp Cá, lớp Lưỡng cư.

B. Lớp Bò sát

C. Lớp Chim, lớp Thú.

D. Cả A và B

Câu 2: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.

B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.

C. Không có nhóm nào cả.

D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.

Câu 3: Dựa vào khả năng sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, động vật được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

A. Một nhóm - Nhóm động vật ưa ẩm.

B. Một nhóm - Nhóm động vật ưa khô.

C. Hai nhóm - Nhóm động vật ưa ẩm và nhóm động vật ưa khô.

D. Ba nhóm: A, B và nhóm trung gian.

Câu 4: Ếch nhái là động vật sống ở

A. nơi khô ráo.

B. nơi hoang mạc.

C. nơi ẩm ướt.

D. tất cả các nơi.

Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn động vật biến nhiệt?

A. Cá chép, thằn lằn, hổ, gà.

B. Cá rô phi, rắn nước, cá sấu, ốc sên.

C. Báo, gấu, chim bồ câu, đại bàng.

D. Sư tử, hươu, nai, trâu.

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được những điều sau:

  • Nêu được trong trường hợp nào thấu kính hội tụ cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này
  • Dùng các tia sáng đặc biệt dựng ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua thấu kính hội tụ .
  • Hợp tác nhóm trong học tập. kích thích tinh thần yêu khoa học
Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM