Sinh học 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã

Qua nội dung Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã, các em được tìm hiểu về Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã và các biện pháp bảo vệ, khôi phục cải tạo hệ sinh thái bị suy thoái. Từ đó hình thành nên ý thức trong việc bảo vệ và khôi phục, giữ gìn môi trường thiên nhiên sống xung quanh và môi trường hoang dã.

Sinh học 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã

- Môi trường đang bị suy thoái:

Vùng ngập mặn bị suy thoái

Suy thoái đất

+ Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán.

1.2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên

a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật

- Bảo vệ tài nguyên sinh vật gồm:

  • Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.

  • Trồng cây gây rừng
  • Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quí

Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên

  • Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.

Các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

b. Cải tạo các hệ sinh thái bị thái hóa

Bảng 59.1 Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị suy thoái

1.3. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã

- Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ thiên nhiên

  • Nội dung tuyên truyền có thể là: tầm quan trọng của rừng, tác hại của việc phá rừng, biện pháp bảo vệ rừng, ô nhiễm môi trường là gì? hậu quả? biện pháp khắc phục.
  • Biện pháp tuyên truyền: kịch, thơ ca, hò vè …

- Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia dọn vệ sinh công cộng.
- Tích cực tham gia các phong trào vệ sinh công viên, bãi biển, trường học.

Tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên trong học sinh

Xây dựng tình yêu thiên nhiên với học sinh

- Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc bảo vệ môi trường.
- Không săn bắt chim, thú, bảo vệ các loài sinh vật có ích.
- Tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ thiên nhiên.

Tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên trong học sinh

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

Hướng dẫn giải:

Có hai biện pháp chủ yếu là bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa.

- Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã:

  • Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn,…
  • Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

- Cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa.

  • Trồng cây gây rừng trên những vùng đất trông, dồi trọc.
  • Tăng cường công tác thủy lợi và tưới tiêu hợp lí.
  • Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
  • Luân canh hợp lí.
  • Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp có năng suất cao.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?

Câu 2: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã có ý nghĩa như thế nào đối với con người?

Câu 3: Hãy nêu hiệu quả của một số biện pháp chủ yếu cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá:

  • Biện pháp trồng cây gây rừng.
  • Biện pháp thuỷ lợi.
  • Biện pháp bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
  • Biện pháp thay đổi cây trồng hợp lí.
  • Biện pháp chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp và năng suất cao.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật là

A. bảo vệ rừng.

B. trồng cây, gây rừng; không săn bắt động vật hoang dã.

C. xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia; ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.

D. cả A, B và C.

Câu 2: Thảm thực vật có tác dụng

A. chống xói mòn đất, lũ lụt, sạt lở đất.

B. giữ ấm cho đất; điêu hoà khí hậu và duy trì cân bằng sinh thái.

C. là thức ăn và nơi ở của các loài sinh vật khác.

D. cả A, B và C.

Câu 3: Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là cơ sở để

A. duy trì cân bằng sinh thái.

B. tránh ô nhiễm môi trường.

C. tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.

D. cả A, B và C.

Câu 4: Việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã là mối quan tâm của

A. các nhà khoa học, các chuyên gia về môi trường và mọi người dân.

B. của các nước nghèo

C. của các nước giàu.

D. cả A, B và C.

Câu 5: Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh có tác dụng gì?

A. Tăng độ màu mỡ cho đất.

B. Tăng năng suất cây trồng.

C. Không gây bệnh cho người và động vật.

D. Cả A, B và C.

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm được những yêu cầu sau:

  • Hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã, nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
  • Rèn cho hs kĩ năng hoạt động tư duy logic, khả năng tổng hợp kiến thức. Từ đó giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM