Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Qua nội dung Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật giúp các em tìm hiểu về nhân tố sinh vật, mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài và đặc điểm của các mối quan hệ này.

Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ảnh hưởng giữa các sinh vật với nhau

a. Trong cùng 1 loài

- Các cá thể sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành lên nhóm cá thể.

- Trong điều kiện môi trường thuận lợi, các cá thể cùng loài sống tụ tập với nhau tạo ra các quần tụ cá thể, hỗ trợ nhau khai thác các điều kiện môi trường.

Khỉ sống theo bầy đàn

Ngựa vằn sống theo bầy đàn

- Trong điều kiện môi trường bất lợi, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt dẫn đến một số hiện tượng như tự tỉa cành, ăn lẫn nhau, …

Cạnh tranh cùng loài ở động vật

b. Các loài khác nhau.

- Giữa các loài khác nhau có 2 dạng quan hệ là hỗ trợ và đối địch.

Cây tầm gửi và dây tơ hồng sống bám trên cây thân gỗ

Cây trong rừng mọc gần nhau

Quan hệ kẻ ăn thịt con mồi

Cạnh tranh ở thực vật

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?

Hướng dẫn giải:

Quan hệ cùng loài hỗ trợ nhau khi nhiều cá thể cùng loài sống chung trong cùng khu vực sống, ở khu vực sống ấy diện tích rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại, phát triển.

Hiệu quả nhóm đã tạo điều kiện cho mỗi cá thể có những lợi ích nhất định ví dụ như việc tìm kiếm mồi thuận lợi hơn, chống kẻ thù hiệu quả hơn, báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt….Khi nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện sống phù hợp với chúng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sinh sản cao làm tăng nhanh số lượng cá thể trong đàn.

Bài 2: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.

Hướng dẫn giải:

Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cùng loài và khác loài. Hiện tượng các cành cây phía dưới nhận được ít ánh sáng quang hợp kém, tổng hợp ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ bù lại năng lượng tiêu hao do hô hấp. Mặt khác khả năng lấy nước của cây kém nên cành phía dưới khô héo và rụng. Khi trồng cây quá dày thiếu ánh sáng hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ đối địch của các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật được lợi hoặc bị hại?

Câu 2: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng.

Câu 3: Trong tự nhiên, giữa các sinh vật có ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào?

Câu 4: Mối quan hê giữa vật ăn thịt và con mồi có ý nghĩa như thế nào trong tự nhiên?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều có tác động qua lại hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với các sinh vật khác ở xung quanh. Giữa các sinh vật có mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ cùng loài.

B. Quan hệ khác loài.

C. Cả A và B.

D. Không có quan hệ nào cả. 

Câu 2: Câu nào sai trong các câu sau?

A. Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió và cây không bị đổ.

B. Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có tác dụng tìm kiếm thức ăn tốt hơn, chống lại kẻ thù tốt hơn.

C. Gặp điều kiện bất lợi, hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

D. Trong tự nhiên, các sinh vật sinh sống không phụ thuộc vào nhau.

Câu 3: Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào là có lợi cho cả hai loài sinh vật?

A. Hội sinh.

B. Cộng sinh.

C. Cạnh tranh.

D. Kí sinh và nửa kí sinh.

Câu 4: Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào là có lợi cho một loài còn loài kia không có lợi và cũng không bị hại?

A. Hội sinh.

B. Cộng sinh.

C. Cạnh tranh.

D. Kí sinh và nửa kí sinh.

Câu 5: Hiện tượng tự tỉa cành là kết quả của mối quan hệ nào sau đây trong điều kiện cây mọc dày, thiếu ánh sáng trong rừng?

A. Cạnh tranh cùng loài.

B. Cạnh tranh khác loài.

C. Hội sinh.

D.  Cả A và B.

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được mối quan hệ cùng loài và khác loài.
  • Trình bày được đặc điểm của các mối quan hệ giữa các sinh vật. 
Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM