Sinh học 9 Bài 49: Quần xã sinh vật

Qua nội dung Bài 49: Quần xã sinh vật giúp các em tìm hiểu nội dung về Khái niệm quần xã, chỉ được dấu hiệu điển hình của quần xã từ đó phân biệt được quần thể với quần xã. Chỉ ra được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, xây dựng nên lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Sinh học 9 Bài 49: Quần xã sinh vật

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định nghĩa và đặc điểm của quần xã

 a. Định nghĩa

- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều lài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định.

+ Ví dụ: quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng ngập mặn ven biển, …

Các loại quần xã

b. Các đặc điểm của quần xã

Đặc điểm của quần xã sinh vật

- Ví dụ: 

+ Loài ưu thế: Trong quần xã trên cạn thì thực vật Hạt kín là loài ưu thế vì chúng chiếm 1 vai trò quan trọng trong quần xã: cung cấp nơi ở, thức ăn, khí oxi cho các loài sinh vật khác...

Quẫn xã rừng mưa nhiệt đới loài ưu thế là trân và ngựa vằn

+ Loài đặc trưng: Trong quần xã rừng cọ ở Phú Thọ thì cọ được coi là loài đặc trưng vì số lượng các cá thể cọ chiếm nhiều hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã.

Vooc chà và là loài đặc trưng ở Bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng

1.2. Mối quan hệ giữa quần xã và ngoại cảnh

- Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng đến quần xã.

+ Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

- Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động của các sinh vật cũng mang tính chất chu kì.

+ Ví dụ: chim và nhiều loài động vật di trú để tránh mùa đông giá lạnh

  • Nhiều loài động vật: ếch, nhái, cú … hoạt động vào ban ngày ít, đêm nhiều
  • Cây rụng là vào mùa đông.

Quan hệ giữa sinh vật và môi trường

- Điều kiện khí hậu thuận lợi, thực vật phát triển dẫn tới động vật cũng phát triển. Tuy nhiên, số lượng loài sinh vật luôn được khống chế ở mức độ ổn định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo cân bằng sinh học trong quần xã.

- Số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu → số lượng sâu giảm →  không đủ thức ăn cho chim sâu → số lượng chim sâu giảm → số lượng sâu tăng  → số lượng sâu và chim ăn sâu luôn được duy trì ở mức độ ổn định → cân bằng sinh học trong quần xã

- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học → phù hợp với khả năng của môi trường (thức ăn, nơi ở …)  sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Trong thực tế, con người có rất nhiều tác động làm mất cân bằng sinh học trong các quần xã như

Tác động của con người lên môi trường

- Chúng ta cần có các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên:

  • Nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật quý hiếm.
  • Trồng cây gây rừng.
  • Tuần tra bảo vệ rừng.
  • Xây dựng các khu bảo tổn thiên nhiên và động vật quý hiếm…

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Những điểm giống và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác là gì?

Hướng dẫn giải:

Những điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác là:

a. Giống nhau:

- Đều là các sinh vật sống thành quần thể.

- Đều có các đặc trưng cơ bản cho từng quần thể như: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ, …

- Đều có khả năng bị biến động số lượng do các tác nhân ngẫu nhiên.

- Đều có cơ chế cân bằng quần thể dựa vào tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.

b. Khác nhau:

- Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm mà các quần thể sinh vật khác không có như: văn hoá, giáo dục, kinh tế, …

- Do luật kết hôn và văn hoá, ở quần thể người chỉ được kết hôn một vợ - một chồng và số con hạn chế vì vậy con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh giữa các cá thể không gay gắt như các sinh vật khác.

- Nhờ vào lao động và tư duy, con người cải tạo thiên nhiên, tự tạo ra môi trường sống thích hợp mà các quần thể khác không làm được.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy lấy một ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

  • Kể tên các loài trong quần xã đó.
  • Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?
  • Khu vực phân bố của quần xã.

Câu 2: Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã.

Câu 3: Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học?

Câu 4: Quần xã sinh vật là gì? Nêu những đặc điểm cơ bản của quần xã?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hoạt động nào có chu kì mùa?

A. Dời tổ tìm mồi lúc chiều tối

B. Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng

C. Hoa phù dung sớm nở tối tàn

D. Chim én di cư về phương Nam

Câu 2: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:

A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã

B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã

D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã

Câu 3: Độ nhiều của quần xã thể hiện ở:

A. Khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên

B. Tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống

C. Mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã

D. Mức độ di cư của các cá thể trong quần xã

Câu 4: Trong quần xã loài ưu thế là loài:

A. Có số lượng ít nhất trong quần xã

B. Có số lượng nhiều trong quần xã

C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã

D. Có vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 5: Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày- đêm?

A. Sự di trú của chim khi mùa đông về

B. Gấu ngủ đông

C. Cây phượng vĩ ra hoa

D. Lá của các cây họ đậu khép lại vào luác hoàng hôn và mở ra vào lúc buổi sáng

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này học sinh cần hoàn thành được các yêu cầu:

  • Học sinh trình bày được khái niệm của quần xã.
  • Chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã để phân biệt quần xã với quần thể.
  • Nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã.
  • Phát triển kĩ năng quan sát tranh hình, phân tích tổng hợp, khái quát hoá.
  • Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM