Sinh học 8 Bài 56: Tuyến yên và Tuyến giáp

Qua nội dung Bài 56: Tuyến yên và Tuyến giáp Các em được tìm hiểu về tuyến yên và tuyên giáp. Đặc điểm tuyến yên, tuyến giáp. Phân biệt hai tuyến. Mời các em ,tìm hiểu nội dung bài học.

Sinh học 8 Bài 56: Tuyến yên và Tuyến giáp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tuyến yên

- Tuyến yên nhỏ bằng hạt đậu nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi (thuộc não trung gian)

+ Gồm 3 thùy:

  • Thùy trước
  • Thùy sau
  • Thùy giữa: chỉ có ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da.

+ Vai trò:

  • Tiết hoocmon kích thích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác.
  • Tiết hoocmon ảnh hưởng đến một số quá trình sinh lí trong cơ thể
  • Hoạt động của tuyến yên chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh

- Tuyến yên là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác và các quá trình sinh lí của cơ thể.

  • Các hoocmon tuyến yên và các tác dụng của chúng

1.2. Tuyến giáp

- Vị trí: nằm trước sụn giáp của thanh quản.

- Đặc điểm:

  • Nằm trước sụn giáp của thanh quản.
  • Là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 – 25g.
  • Cấu tạo gồm: nang tuyến và tế bào tiết.

- Cấu tạo: nang tuyến và tế bào tuyến.

- Hoocmon tuyến giáp là TH (tiroxin) có trong thành phần iot có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào. Hoocmon canxitonin cùng với hoocmon tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi, photpho trong máu.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Tuyến nào lớn nhất?

A. Tuyến yên.

B. Tuyến giáp.

C. Tuyến cận giáp.

D. Tuyến tụy.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: B
  • Giải thích: Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất.

Bài 2: Tuyến giáp tiết ra hoocmon nào dưới đây?

A. Insullin.

B. ACTH.

C. FSH.

D. Tiroxin.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: D.
  • Giải thích: Tuyến giáp tiết ra hoocmon tiroxin.

Bài 3: Tuyến giáp còn tiết ra hoocmon canxitonin cùng hoocmon của tuyến cận giáp có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải:

  • Tuyến giáp còn tiết ra hoocmon canxitonin cùng hoocmon của tuyến cận giáp có tác dụng tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trình bày vai trò của tuyến giáp và tuyến cận giáp? 

Câu 2: Trình bày vai trò của tuyến yên trong hệ nội tiết?

Câu 3: Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu Iốt.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tuyến yên không tiết hoocmon nào dưới đây

A. LH.

B. FSH.

C. Insullin.

D. ACTH.

Câu 2: Thùy sau tiết ra

A. Kích tố tuyến giáp.

B. Kích tố tuyến sữa.

C. Kích tố tăng trưởng.

D. Kích tố chống đái tháo nhạt.

Câu 3: Cơ quan chịu ảnh hưởng khi thùy trước tiết kích tố thể vàng là

A. Buồng trứng.

B. Tinh hoàn.

C. Buồng trứng, tinh hoàn.

D. Tuyến sữa.

Câu 4: Thùy trước không tiết kích tố nào dưới đây?

A. Kích tố tuyến sữa.

B. Kích tố sinh trưởng.

C. Kích tố vỏ tuyến trên thận.

D. Kích tố chống đái tháo nhạt.

Câu 5: Thùy sau tiết kích tố chống đái tháo nhạt có tác dụng gì?

A. Giữ nước.

B. Phát triển bao noãn.

C. Sinh tinh.

D. Tăng trưởng cơ thể.

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được các yêu cầu sau:

  • Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên.
  • Nêu rõ được vị trí và chức năng của tuyến giáp
  • Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do hoócmôn của các tuyến đó tiết ra quá ít hoặc quá nhiều.
Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM