Sinh học 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch

Trong bài học này các em được tìm hiểu về cơ chế hoạt động chính của bạch cầu trong cơ thể và tìm hiểu khái quát hệ thống miễn dịch trong cơ thể người. Qua đó các em giải thích được các hiện tượng thực tế trên cơ thể về sức khoẻ và đề kháng của bản thân.

Sinh học 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

a. Cấu tạo của bạch cầu

- Bạch cầu là tế bào có nhân, kích thước lớn: đường kính 8-18 µm, số lượng ít hơn rất nhiều so với hồng cầu( 7000 – 8000mm3), không có hình dạng nhất định.

  • Bạch cầu trung tính, có kính thước 10 µm, các hạt bắt màu đỏ nâu.
  • Bạch cầu ưa acid, có kính thước khoảng 8-12 µm, hạt bắt màu hồng đỏ.
  • Bạch cầu ưa kiềm, có kích thước 8-12 µm, hạt bắt màu xanh tím.

Hình 13.1 Các loại bạch cầu

b. Cấu trúc của kháng nguyên kháng thể

- Kháng nguyên: Là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể. Như nọc độc của ong, rắn, chất có trên bề mặt của vi khuẩn, virút…
- Kháng thể: là những phân tử Prôtêin do cơ thể tiết ra chống kháng nguyên.
Cơ Chế: Chìa khóa và ổ khoá.

Hình 13.2 Cấu trúc kháng nguyên, kháng thể

c. Hoạt động chủ yếu của bạch cầu

- Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:

- Phản ứng kháng viêm:

Hình 13.3 Phản ứng kháng viêm

- Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng đi.

Hình 13.4 Bạch cấu bắt, nuốt các vi khuẩn

- Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể làm mất hoạt tính của kháng nguyên.

Hình 13.5 Tế bào B tiết kháng thể

Hình 13.6 Phản ứng miễn dịch

- Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virút bằng cách nhận diện, tiếp xúc và tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.

Hình 13.7 Qúa trình làm tan màng tế bào bị nhiễm

1.2. Miễn dịch

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh.

- Có hai loại miễn dịch: là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

+ Miễn dịch tự nhiên: là khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể).

  • Miễn bẩm sinh.
  • Miễn dịch tập nhiễm.

+ Miễn dịch nhân tạo: là tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng văc xin.

  • Chủ động.
  • Bị động.

Hình 13.8 Hệ miễn dịch trên cơ thể người

2. Bài tập minh họa

Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?

Hướng dẫn giải:

- Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là:

  • Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thể hiện.
  • Tế bào limphô T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nhận diện, tiếp xúc và tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.
  • Tế bào limphô B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể làm mất hoạt tính của kháng nguyên.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiễm (vi khuẩn, virut..) như thê nào? 

Câu 2: Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh nào?

Câu 3: Bản thân em đã miễn dịch với những bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng (chích ngừa)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?

A. Prôtêin độc

B. Kháng thể

C. Kháng nguyên

D. Kháng sinh

Câu 2: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể?

A. Limpo B

B. Limpo T

C. Bạch cầu mono

D. Bạch cầu ưa acid

Câu 3: Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là:

A. Limpho T

B. Limpho B

C. Trung tính và mono

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Cho các loại bạch cầu sau :

1. Bạch cầu mônô

2. Bạch cầu trung tính

3. Bạch cầu ưa axit

4. Bạch cầu ưa kiềm

5. Bạch cầu limphô

Cácloại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào là ?

A. 4,5,3

B. 2,5,3

C. 3,5,4

D. 1,2,3

Câu 5: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?

A. A. Kháng nguyên – kháng thể

B. Kháng nguyên – kháng sinh

C. Kháng sinh – kháng thể

D. Vi khuẩn – prôtêin độc

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được các hoạt động chính của bạch cầu trong cơ thể.
  • Nêu được khái niệm miễn dịch.
  • Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM