Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

Nhờ các giác quan chùng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ quan phân tích thị giác giúp ta nhìn thấy xung quanh, vậy nó có cấu tạo như thế nào? Cơ chế nào giúp ta nhìn thấy vật? Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác để trả lời các câu hỏi trên.

Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cơ quan phân tích

- Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi thay đổi của môi trường bên ngoài cơ thể là nhờ vào các cơ quan phân tích.

- Cơ quan phân tích gồm:

Cơ quan phân tích

  • Cơ quan thụ cảm.
  • Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm).
  • Bộ phận kích thích ở trung ương (nằm ở vỏ não).

- Ý nghĩa: Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.

- Khi 1 trong ba bộ phận của cơ quan phân tích bị tổn thương sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.

1.2. Cơ quan phân tích thị giác

- Cơ quan thị giác gồm:

  • Tế bào thụ cảm thị giác (trong màng lưới của cầu mắt)
  • Dây thần kinh thị giác (dây số II)
  • Vùng thị giác (ở thùy chẩm)

a. Cấu tạo của cầu mắt

- Cầu mắt được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi. Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ vận động mắt.

- Cấu tạo gồm 3 lớp:

  • Màng cứng.
  • Màng mạch.
  • Màng lưới.

- Chức năng:

  • Tạo ảnh trên màng lưới.
  • Điều tiết ánh sáng.

b. Cấu tạo của màng lưới

- Màng lưới gồm:

  • Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
  • Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
  • Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.
  • Điểm mù: là nơi đi ra của các sợi trục các TBTK cảm giác thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên rơi vào đây bạn sẽ không thấy gì.

c. Sự tạo thành ở màng lưới

- Ta nhìn được là nhờ tia sáng phản chiếu từ vật đến mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.

- Thí nghiệm:

Sự tạo ảnh ở màng lưới

- Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:

  • Nhờ sự điểu tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) cho ảnh rõ nét hơn trên màng lưới tại điểm vàng.
  • Ta nhìn thấy vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Các tế bào nón có nhiệm vụ?

A. Chỉ tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh

B. Chỉ tiếp nhận màu sắc

C. Chỉ tiếp nhận ánh sáng yếu

D. Tiếp nhận ánh sáng yếu và màu sắc

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: D
  • Giải thích: Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

Bài 2: Các tế bào que có nhiệm vụ?

A. Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh

B. Tiếp nhận màu sắc

C. Tiếp nhận ánh sáng yếu

D. Tiếp nhận ánh sáng yếu và màu sắc

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: C
  • Giải thích: tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

Bài 3: Hãy quan sát đồng tử của bạn em khi rọi và không rọi đèn pin vào mắt.

Hướng dẫn giải:

Khi rọi đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại, nhỏ hơn dồng tử trước khi dọi đèn. Đó là phản xạ đồng tử. Vì khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng quá nhiều sẽ làm loá mắt. Ngược lại, nếu từ sáng vào tối thì đồng tử dãn rộng để có đủ năng lượng ánh sáng mới có thể nhìn rõ vật. Sự co dãn của đồng tử là nhằm điều tiết ánh sáng mới có thể nhìn rõ vật. Sự co và dãn của đồng tử là nhằm diễu tiết ánh sáng tác dụng lên màng lưới.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Mô tả cấu tạo của cầu mất nói chung và màng lưới nói riêng.

Câu 2: Bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác là gì? Nằm ở đâu trong cấu tạo của cầu mắt? Và có cấu tạo như thế nào?

Câu 3: Tiến hành thí nghiệm sau:

- Đặt bút bi thiên long có màu trước mắt, cách mắt 25 cm, em có đọc được chữ trên bút không? Có thấy màu rõ không?

- Chuyển dần bút sang phải và giữ nguyên khoảng cách nhưng mắt vẫn hướng về phía trước. Em có thấy màu và chữ nữa không? Hãy giải thích vì sao?

Câu 4: Tính chất của tế bào nón có gì khác so với tế bào que? Tính chất đó liên quan đến khả năng nhìn như thế nào? 

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cơ quan phân tích thị giác bao gồm:

A. Cơ quan thụ cảm

B. Dây thần kinh

C. Bộ phận kích thích ở trung ương

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Vai trò của cơ quan phân tích thị giác?

A. Giúp nhận biết tác động của môi trường

B. Phân tích hình ảnh

C. Phân tích màu sắc

D. Phân tích các chuyển động

Câu 3: Bộ phận kích thích trung ương nằm ở đâu?

A. Dây thần kinh hướng tâm

B. Vỏ não

C. Thùy chẩm

D. Dây thần kinh số 12

Câu 4: Cơ quan thị giác bao gồm:

A. Tế bào thụ cảm thị giác

B. Dây thần kinh thị giác

C. Vùng thị giác

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Vùng thị giác nằm ở đâu?

A. Trong màng lưới của cầu mắt

B. Dây thần kinh số II

C. Ở thùy chẩm

D. Vỏ não

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm được những yêu cầu sau:

  • Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa cảu cơ quan phân tích đối với cơ thể.
  • Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt
  • Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ. Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh
Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM