Sinh học 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

Trong bài học này các em được tìm hiểu về cấu tạo của cơ bao gồm: Bó cơ, tế bào cơ và tính chất của cơ. Biết được cơ chế hoạt động co cơ, giải thích được các hoạt động co giản cơ trên cơ thể chúng ta từ đó thấy được ý nghĩa của hoạt động co cơ.

Sinh học 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

- Hệ cơ xương (cơ vân) gồm 600 cơ tạo thành hệ cơ. Mỗi loại cơ trên cơ thể có cấu tạo và chức năng khác nhau.
- Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ.
- Đơn vị cấu tạo nên tế bào cơ là tiết cơ, hai tiết cơ được ngăn với nhau bởi tấm Z, trên mỗi tiết cơ có đĩa sáng, đĩa tối xen kẽ nhau. Các tơ cơ tập trung thành tế bào cơ, nhiều sợi cơ tạo thành bó cơ, và nhiều bó cơ tạo thành bắp cơ.
- Chú ý: Tế bào cơ là tế bào đa nhân.
- Tiết cơ là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ. Được giới hạn bởi hai đĩa Z hai đầu.

Hình 9.1 Bó cơ, Bắp cơ và cấu tạo tế bào

→ Kết luận:

- Cấu tạo của bắp cơ:

+ Ngoài: Màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to.

+ Trong: có nhiều sợi cơ (tế bào cơ) tập trung thành bó cơ.

- Cấu tạo tế bào cơ:

+ Có nhiều tơ cơ, gồm hai loại:

  • Tơ cơ dày: có các mấu sinh chất, tạo nên vân tối.
  • Tơ cơ mỏng: trơn tạo nên vân sáng.

+ Các tơ cơ xếp xen kẽ với nhau tạo nên đĩa sáng và đĩa tối.

Hình 9.2 Cấu tạo bó cơ

1.2. Tính chất của cơ

- Cơ có tính chất co và dãn.
- Cơ co theo nhịp gồm 3 pha:

  • Pha tiềm tàng: 1/10 thời gian nhịp.
  • Pha co: 4/10 (co ngắn lại , sinh công.
  • Pha dãn: 1/2 thời gian (trở lại trạng thái ban đầu, cơ phục hồi).

- Khi cơ co tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dầy → tế bào cơ ngắn lại → Bắp cơ phình to lên.

Hình 9.3a Hoạt động co và giãn cơ

Hình 9.3b Quá trình co cơ và giãn cơ

- Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh
- Hoạt động của cơ:

+ Ở trạng thái thả lỏng tối đa, gân xương bánh chè bị tác dụng một lực. Khi đó, ngay lập tức tại bắp cơ đùi xuất hiện một dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh tại dây sống, sau đó, lại xuất hiện một dây thần kinh li tâm từ tủy sống về bó cơ, làm cho bắp cơ co lại, gây ra phản xạ đá chân lên.

+ Khi tác dụng một lực nhanh và mạnh, các bắp cơ sẽ co một cách tức thời, đồng thời làm xuất hiện một khúc cuộn mà chúng ta vẫn gọi là con chuột.

Hình 9.4 Quá trình hoạt động của cơ

1.3. Ý nghĩa của hoạt động co cơ

- Cơ co giúp xương cử động làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển.
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.

2. Bài tập minh họa

Trình bày cấu tạo bắp cơ và bó cơ.

Hướng dẫn giải:

- Cấu tạo của bắp cơ:

+ Ngoài: Màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to.
+ Trong: có nhiều sợi cơ (tế bào cơ) tập trung thành bó cơ.

- Cấu tạo tế bào cơ: Có nhiều tơ cơ, gồm hai loại:

  • Tơ cơ dày: có các mấu sinh chất, tạo nên vân tối.
  • Tơ cơ mỏng: trơn tạo nên vân sáng.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào phù hợp với chức năng co cơ?

Câu 2: Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi thẳng cùng co. Giải thích hiện tượng đó.

Câu 3: Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Do đâu khi cơ co, tế bào cơ ngắn lại?

A. Do các tơ cơ mảnh, co ngắn làm cho các đĩa sáng ngăn lại.

B. Do các tơ cơ dày ngắn làm cho đĩa tối co ngăn.

C. Do sự trượt lên nhau của các tơ cơ.

D. Do tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại khiến tế bào cơ co ngắn.

Câu 2: Khi cơ co thì bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang là do .

A. Vân tối dày lên.

B. Một đầu cơ to và một đầu cố định.

C. Các tơ mảnh xuyên xâu vào vùng tơ dày làm vân tối ngắn lại.

D. Cả A, B và C.

Câu 3: Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào ?

A. Hình cầu.

B. Hình trụ.

C. Hình đĩa.

D. Hình thoi.

Câu 4: Bắp cơ có hình dạng như thế nào?

A. Màng liên kết bao ngoài.

B. Hai đầu thuôn, bụng to.

C. Hình chữ nhật.

D. Sợi tập hợp thành bó.

Câu 5: Tính chất của cơ là

A. bám vào hai xương.

B. có khả năng co.

C. có khả năng dãn.

D. co và dãn.

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài học này, học sinh cần phải:

  • Trình bày được cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ.
  • Nêu được tính chất của cơ.
  • Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích và khái quát vấn đề.
  • Hình thành thái độ yêu thích môn học.
  • Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cộng đồng.
Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM