Sinh học 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Qua nội dung Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng các em được tìm hiểu về cung phản xạ sinh dưỡng, cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng, Phân biệt được sự khác nhau giữa cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng, ngoài ra nắm được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng.

Sinh học 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cung phản xạ sinh dưỡng

- Đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ vận động: Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích sẽ phát xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm qua sừng sau đến trung ương thần kinh phân tích rồi phát xung thần kinh qua rễ trước theo dây thần kinh li tâm đến cơ quan phản ứng là bắp cơ.
- Đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ vận động: Ruột co bóp phát xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm tới sừng bên của tủy sống phân tích rồi phát xung thần kinh đi tới các hạch giao cảm và theo dây thần kinh li tâm trả lời kích thích làm giảm nhu động ruột.

- Cung phản xạ điều hòa hoạt động tim (phản xạ sinh dưỡng): Từ thụ quan áp lực phát xung thần kinh cảm giác theo sợi cảm giác về trung tâm thần kinh ở trụ não (hành tủy), phân tích rồi phát xung thần kinh theo dây phế vị qua sợi trước hạch tới hạch đối giao cảm qua sợi sau hạch tới tim làm giảm nhịp tim.

⇒ Cung phản xạ sinh dưỡng có: 

Trung khu: chất xám ở sừng bên tủy sống và trụ não.
Có hạch thần kinh.

→ Điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng.

Cung phản xạ tim

Đặc điểm cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng

1.2. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng

- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:

  • Trung ương: não, tủy sống
  • Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh

- Hệ thần kinh sinh dưỡng được chia thành:

  • Phân hệ thần kinh giao cảm
  • Phân hệ thần kinh đối giao cảm

Hệ thần kinh sinh dưỡng

1.3. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng

- Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm tuy có tác động đối lập nhau nhưng nhờ sự phối hợp và điều hoà hoạt động của hai phân hệ đối với hoạt động của các nội quan nên đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của cơ thể và thích nghi với những đổi thay của môi trường.

So sánh chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Đồng tử dãn ra để nhận được nhiều ánh sáng vào mắt và co lại để hạn chế ánh sáng vào mắt. Cho biết khi đột ngột chuyển từ tốt ra sáng, phân hệ thần kinh nào điều khiển hoạt động của đồng tử?

A. Phân hệ thần kinh giao cảm

B. Phân hệ thần kinh đối giao cảm

C. Cả 2 phân hệ của hệ thần kinh sinh dưỡng

D. Hệ thần kinh vận động.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: B
  • Giải thích: Đồng tử trong tối đang dãn, ra ngoài sáng đồng tử co vào để hạn chế ánh sáng vào mắt. Phân hệ đối giao cảm điều hòa hoạt động này.

Bài 2: Tại sao khi tức giận sẽ không còn cảm giác thèm ăn?

A. Do hệ tiêu hóa giảm hoạt động

B. Do não bộ quên

C. Do khi tức giận tế bào tăng trao đổi chất, lấy năng lượng từ lớp mỡ

D. Do ruột hoạt động mạnh hơn

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: A
  • Giải thích: Tức giận chịu sự điều khiển của phân hệ giao cảm, hệ giao cảm sẽ giảm hoạt động của hệ tiêu hóa khiến không có cảm giác thèm ăn.

Bài 3: Vì sao thức muộn nửa đêm hay buồn đi vệ sinh?

Hướng dẫn giải:

Nửa đêm theo giờ sinh học là lúc cơ thể nghỉ ngơi, phân hệ đối giao cảm hoạt động khiến bóng đái co lại nên hay buồn vệ sinh.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

Câu 2: Hãy trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các tường hợp sau:

Câu 3: So sánh cấu tạo và chúc năng của phân hệ thần kinh vận động với phân hệ thần kinh sinh duỡng trong hệ thần kỉnh?

Câu 4: Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm mấy phân hệ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Thành phần cấu trúc nào không có trong cung phản xạ điều hòa hoạt động tim?

A. Sợi cảm giác

B. Thụ cảm áp lực

C. Vỏ não

D. Dây phế vị

Câu 3: Hiện tượng giảm nhu động ruột do phân hệ thần kinh nào phụ trách?

A. Phân hệ giao cảm

B. Phân hệ đối giao cảm

C. Phân hệ trung ương

D. Phân hệ ngoại biên

Câu 4: Hệ thần kinh trung ương của phân hệ giao cảm có thành phần nào?

A. Nhân xám ở sừng bên tủy sống

B. Chuỗi hạch nằm gần cột sống

C. Nhân xám ở trụ não

D. Hạch thần kinh

Câu 5: Chức năng nào được thực hiện bởi hệ thần kinh sinh dưỡng?

A. Hiểu tiếng nói và chữ viết

B. Hình thành trí nhớ

C. Tiêu hóa

D. Tạo giấc mơ

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm các yêu cầu sau:

  • Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động
  • Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.
  • Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình
Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM