Giải bài tập SBT Lịch Sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX

Dựa theo nội dung SBT Lịch Sử 11 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập trang 107-113 SBT Sử 11. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX

1. Giải bài 1 trang 107 SBT Lịch sử 11

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

1. Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở:

A. Có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.

B. Có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.

C. Có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước và bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và ở các địa phương.

D. Gồm tất cả các ý trên đều đúng.

2. Cho biết nội dung chủ yếu của Chiếu Cần Vương

A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến

B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua đứng lên kháng chiến

C. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội

D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp

3. Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi ở địa bàn nào?

A. Trung Kì và Nam Kì

B. Bắc Kì và Nam Kì

C. Bắc Kì và Trung Kì

D. Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì

4. Ý nghĩa của phong trào Cần Vương là:

A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam

B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho đất nước ta

C. Thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân

D. Là nguồn gốc xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX

5. Đặc điểm của phong trào Cần Vương là gì?

A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến

B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân

6. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương là:

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp

B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ

C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất 

D. Thực dân Pháp có lực lượng mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

7. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là:

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

C. Khởi nghĩa Ba Đình

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy

8. Địa bàn hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê bao gồm:

A. Hầu hết các tỉnh Trung Kì

B. 4 tỉnh: Thánh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

C. Các tỉnh Trung Kì và một phần Bắc Kì 

D. Các tỉnh Trung Kì và Tây Nguyên

9. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

10. Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Yên Thế là

A. vì sự áp bức bóc lột nặng nề của giai cấp địa chủ phong kiến.

B. muốn lật đổ triều Nguyễn, thiết lập một vương triều khác tiến bộ hơn.

C. căm thù thực dân Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

D. tất cả các nguyên nhân trên.

11. Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là:

A. Hưởng ứng chiếu Cần Vương

B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn

C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần Vương

D. Là phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 11 để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Gợi ý trả lời

1.C          2.B             3.C 

4.C          5.A             6.C             7.A

8.B          9.B            10.D           11.C

2. Giải bài 2 trang 109 SBT Lịch sử 11

1. Giải thích khái niệm “Cần vương”.

2. Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ phong trào Cần vương 

- Nguyên nhân sâu xa.

- Nguyên nhân trực tiếp.

Phương pháp giải

Dựa vào mục I. Phong trào Cần Vương bùng nổ được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 11 để trả lời.

Gợi ý trả lời

1. Khái niệm “Cần vương”: 

“Cần” là phò tá, giúp đỡ, “Vương” là vua. Cần Vương có nghĩa là hết lòng phò tá vua, giúp vua cứu nước. Về thực chất, đây là một phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước - Hàm Nghi.

2. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần vương 

- Nguyên nhân sâu xa: Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

+ Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết

→ Lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.

3. Giải bài 3 trang 109 SBT Lịch sử 11

1. Hãy nêu đặc điểm các giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp.

- Giai đoạn 1885 - 1888:

- Giai đoạn 1888 - 1896:

2. Quan sát Lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) (tr.127 -SGK), nêu nhận xét về phong trào.

- Về địa bàn diễn ra:

- Về mật độ các cuộc khởi nghĩa:

Phương pháp giải

Xem lại mục II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 11 để trả lời.

Gợi ý trả lời

1. Đặc điểm các giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp.

+ Giai đoạn 1885 - 1888:

- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),...

- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

+ Giai đoạn 1888 - 1896:

- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo,...

- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

2. Nhận xét về phong trào.

- Về địa bàn: Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.

+ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892): Huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên.

+ Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887): Cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

+ Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896): Hà Tĩnh là nơi đây có đại bản doanh của một cuộc khởi nghĩa lớn, quy mô lan rộng cả 4 tỉnh Bắc Trung Kì, kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896. Huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Về mật độ các cuộc khởi nghĩa: Diễn ra liên tục từ 1883 đến năm 1896 mới kết thúc.

+ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)

+ Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)

+ Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)

- Ý nghĩa: Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...

4. Giải bài 4 trang 110 SBT Lịch sử 11

Hãy kể tên những thủ lĩnh và các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương ở địa phương nơi em đang sống hoặc ở các địa phương khác mà em biết

Phương pháp giải

Liên hệ lịch sử địa phương để phân tích và trả lời.

Gợi ý trả lời

- Hưng Yên: Khởi nghĩa Bãi Sậy (Nguyễn Thiện Thuật)

- Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Nga Sơn - Thanh Hóa): Hương Nghĩa Ba Đình (Phạm Bành và Đinh Công Tráng)

- Hà Tĩnh: Khởi nghĩa Hương Khê (Phan Đình Phùng)

5. Giải bài 5 trang 111 SBT Lịch sử 11

1. Điền những nội dung phù hợp vào bảng sau về cuộc khởi nghĩa Hương Khê:

2. Hãy giải thích tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp? 

Phương pháp giải

Dựa vào mục 3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 11 để giải thích hiện tượng

Gợi ý trả lời

1. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê:

2. Khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp, vì: 

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

6. Giải bài 6 trang 111 SBT Lịch sử 11

Điền những nội dung thích hợp vào cột để trống trong bảng tổng hợp dưới đây về một trong số những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Phương pháp giải

Dựa vào mục II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 11 để tiến hành so sánh.

Gợi ý trả lời

7. Giải bài 7 trang 112 SBT Lịch sử 11

Điền những nội dung thích hợp vào cột để trống trong bảng dưới đây về khởi nghĩa Yên Thế.

Phương pháp giải

Xem lại mục 4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 11 để trả lời.

Gợi ý trả lời

8. Giải bài 8 trang 113 SBT Lịch sử 11

Hãy so sánh các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương với khởi nghĩa nông dân Yên Thế và rút ra kết luận về sự khác nhau căn bản.

Phương pháp giải

Xem lại mục II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX được trình bày ở bài 21 SGK Lịch Sử 11 để tiến hành so sánh.

Gợi ý trả lời

- Các cuộc khởi nghĩa Cần Vương:

+ Người lãnh đạo: Văn phu, sĩ phu

+ Mục tiêu: Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến

+ Lực lượng tham gia: Văn nhân, sĩ phu

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế:

+ Người lãnh đạo: Nông dân

+ Mục tiêu: Đánh Pháp để bảo vệ cuộc sống của mình và tự vệ

+ Lực lượng tham gia: Nông dân và nhân dân miền núi

- Sự khác nhau căn bản là về giai cấp lãnh đạo chính vì sự khác nhau này dẫn đến mục tiêu và lực lượng tham gia các cuộc khởi nghĩa

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM