Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 13 Địa hình bề mặt Trái Đất bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

1. Giải bài 1 trang 45 SGK Địa lí 6

Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.

Phương pháp giải

Để nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối, ta dựa vào:

- Độ cao tuyệt đối: từ một điểm (đỉnh núi, đồi) đến một điểm nằm ngang mực trung bình của nước biển.

- Độ cao tương đối: từ một điểm (đỉnh núi, đồi) đến chỗ thấp nhất của chân núi.

Gợi ý trả lời

Để đo độ cao của núi, người ta thường đo bằng hai cách, đo độ cao tuyệt đối hoặc đo độ cao tương đối. Hai cách đo này có sự khác biệt nhau và không giống nhau.

- Đối với cách đo độ cao tương đối, người ta tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.

- Nếu muốn đo độ cao tuyệt đối người ta lại tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

2. Giải bài 2 trang 45 SGK Địa lí 6

Trình bày sự phân loại núi theo độ cao?

Phương pháp giải

Cần nắm được các loại núi phân loại theo độ cao:

- Núi cao

- Núi trung bình

- Núi thấp

Gợi ý trả lời

- Căn cứ vào độ cao, người ta phân ra thành: Núi cao, núi trung bình và núi thấp.

+ Núi cao: Trên 2000m.

+ Núi trung bình: 1000 – 2000m

+ Núi thấp: dưới 1000m

- Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào thời gian chúng được hình thành để chia thành núi già và núi trẻ.

3. Giải bài 3 trang 45 SGK Địa lí 6

Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?

Phương pháp giải

Để chỉ ra những điểm khác nhau giưã núi trẻ, dựa vào:

- Thời gian hình thành

- Núi trẻ hiện còn tiếp tục được nâng cao, núi già có xu hướng hạ thấp.

- Hình dạng, đỉnh, sườn và thung lũng

Gợi ý trả lời

Núi già và núi trẻ khác nhau ở:

- Thời gian hình thành: Núi già được hình thành hàng trăm triệu năm, núi trẻ mới được hình thành vài chục triệu năm.

- Núi trẻ hiện còn tiếp tục được nâng cao, núi già có xu hướng hạ thấp.

- Hình dạng, đỉnh, sườn và thung lũng:

+ Núi già thường có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

+ Núi trẻ thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.

4. Giải bài 4 trang 45 SGK Địa lí 6

Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì?

Phương pháp giải

Cần nắm được đặc điểm của địa hình núi đá vôi:

- Địa hình núi đá vôi được gọi là địa hình cácxtơ

- Các ngọn núi thường lởm chởm, sắc nhọn.

- Có nhiều hang động đẹp, hấp dẫn khách du lịch.

Gợi ý trả lời

- Địa hình Caxtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.

- Các ngọn núi ở đây thừng lởm chởm, sắc nhọn. 

- Địa hình chủ yếu là các hang động rộng và dài trong các khối núi. Đó là những cảnh đẹp tự nhiên, thu hút nhiều khách du lịch tham quan.

- Ví dụ ở nước ta có các hang động nổi tiếng như động Phong Nha, động Tam Thanh…

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM