Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí là tài liệu học tốt môn Địa lí 6 được eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các em giải bài tập nhanh chóng và chính xác. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

1. Giải bài 1 trang 57 SGK Địa lí 6

Thời tiết khác khí hậu điểm nào?

Phương pháp giải

Để chỉ ra điểm khác biệt giữa thời tiết và khí hậu, cần nắm được đặc điểm về:

- Thời gian xảy ra

- Phạm vi

- Tính quy luật

Gợi ý trả lời

Thời tiết và khí hậu đều là những hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể. Tuy nhiên, hai hiện tượng này có một số điểm khác nhau:

- Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và hay thay đổi.

- Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định.

2. Giải bài 2 trang 57 SGK Địa lí 6

Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương?

Phương pháp giải

Để giải thích sự khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương dựa vào:

- Sự tăng, giảm nhiệt độ 

- Thời gian nóng và nguội

- Đặc tính hấp thụ nhiệt

Gợi ý trả lời

- Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau.

- Các loại đất, đá mau nóng, nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.

- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.

=> Chính sự khác biệt này đã sinh ra 2 loại khí hậu: lục địa và đại dương.

3. Giải bài 3 trang 57 SGK Địa lí 6

Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?

Phương pháp giải

Để giải thích hiện tượng trên dựa vào:

- Quá trình toả nhiệt của bề mặt đất

- Thời gian để truyền nhiệt cho không khí

Gợi ý trả lời

Không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ. Vì:

- Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình toả nhiệt của bề mặt đất (bức xạ sóng dài).

- Lúc 12 giờ trưa tuy lượng bức xạ mặt trời lớn nhất (bức xạ sóng ngắn), nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế đến 13 giờ mới là lúc không khí nóng nhất.

4. Giải bài 4 rang 57 SGK Địa lí 6

Người ta đã tính nhiệt độ TB tháng và TB năm như thế nào?

Phương pháp giải

Để tính nhiệt độ TB tháng và TB năm ta sử dụng công thức:

- Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng/số ngày

- Nhiệt độ TB năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12

Gợi ý trả lời

Công thức tính nhiệt độ TB tháng và TB năm:

- Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng/số ngày

- Nhiệt độ TB năm = Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM