Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất

Dựa theo nội dung SGK Địa lí 6 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập Bài 19 Khí áp và gió trên Trái Đất. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất

1. Giải bài 1 trang 60 SGK Địa lí 6

Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về khí áp để trình bày khái niệm và giải thích tại sao có khí áp:

- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Có khí áp vì không khí có trọng lượng

Gợi ý trả lời

- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

2. Giải bài 2 trang 60 SGK Địa lí 6

Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?

Phương pháp giải

- Dựa vào sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp để chỉ ra nguyên nhân sinh ra gió.

Gợi ý trả lời

- Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

- Loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất là Tín phong và gió Tây ôn đới

+ Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.

+ Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ.

3. Giải bài 3 trang 60 SGK Địa lí 6

Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới.

Phương pháp giải

Cần nắm được sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới:

- Có 7 đai khí áp, trong đó có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.

- Gió Tây ôn đới là gió thổi từ các đai áp ở chí tuyến về các đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 60o.

- Tín phong (Mậu dịch) là gió thổi từ các đai áp chí tuyến về đai áp thấp xích đạo.

Gợi ý trả lời

- Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

+ Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).

+ Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và 30 - 35°N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi tỏa ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống)

+ Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và 60°N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).

+ Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. loại gió này phân bố ở khoảng 30° - 60° ở hai bán cầu Bắc và Nam.

- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp. Loại gió này phân bố ở hai chí tuyến  (30° - 0) về xích đạo.

4. Giải bài 4 trang 60 SGK Địa lí 6

Hãy vẽ vào vở: hình Trái Đất, các đai khí áp cao, khí áp thấp và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới.

Phương pháp giải

Để vẽ các vành đai khí áp và gió, ta thực hiện các bước:

- Xác định vị trí ác vành đai khí áp và gió

- Vẽ hình Trái Đất, các đai khí áp cao, khí áp thấp giống như hình 50 (SGK trang 58).

Gợi ý trả lời

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM