Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 12 tóm tắt

Bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 12 tập 1 nhằm giúp các em nắm được một số kiến thức cơ bản về văn nghị luận. Bên cạnh đó giúp các em rèn luyện kĩ năng viết một đoạn văn ngắn hoặc bài văn nghị luận có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. eLib đã biên soạn nội dung bài viết dưới đây bám sát theo nội dung chương trình SGK Ngữ văn 12, mời các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 12 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 174 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đặc trưng cơ bản:

- Chứng minh là dùng dẫn chứng để làm cho người ta tin.

- Giải thích là dùng lí lẽ để làm cho người ta biết.

- Phân tích là tách nhỏ thành nhiều bộ phận, chi tiết để làm cho người ta hiểu biết một cách cặn kẽ, thấu đáo.

- So sánh là làm cho người ta nhận rõ giá trị của sự vật, hiện tượng, tư tưởng bằng cách đối chiếu với một sự vật, hiện tượng, tư tưởng khác.

- Bác bỏ là nhằm phủ nhận.

- Bình luận là thuyết phục người khác nghe theo sự đánh giá và bàn bạc của người viết, người nói.

2. Soạn câu 2 trang 174 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng thao tác chứng minh là chủ yếu. Bằng thực tế lịch sử hơn 80 năm đô hộ nước ta, tác giả chứng minh bọn thực dân Pháp đã phản bội chà đạp lên bằng những thành tựu về tư tưởng và văn minh nhân loại: độc lập, tự do, bình đẳng.

3. Soạn câu 3 trang 174 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Trung thực là đức tính quan trọng cần có trong mỗi người học sinh. Đó là một điều không thể bàn cãi được. Tuy nhiên, ngày nay do bị ảnh hưởng bởi niều hướng mà có người này, có người kia, có em học sinh trung thực, có em không trung thực. Gian lận trong thi cử, nói dối bố mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là những biểu hiện tiêu biểu nhất của việc học sinh không trung thực. Tại sao lại có thể khẳng định rằng trung thực là đức tính quan trọng cần có trong mỗi người học sinh?. Ta hiểu rằng giáo dục con người, quan trọng nhất là giáo dục khi họ còn đang ngồi trong ghế nhà trường. Thời học sinh ảnh hưởng trực tiếp trong việc xây dựng nhân cách của con người trong tương lai. Khi con người ta, ngay từ nhỏ, còn đang là học sinh không được giáo dục về tính trung thực thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến nhường nào. Trước hết, đối với chính người học sinh đó. Họ sẽ đánh mất niềm tin ở mọi người và tự trọng của mình đối với mọi người. Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nạn học giả , bằng thật do quay cóp chép bài của bạn , gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến . Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội. 

4. Soạn câu 1 luyện tâp tr 176 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đoạn văn 2: 

"Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải hông có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. [...]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]

Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giú cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ caq tụng núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.

[...] Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!..."

(Hoài Thanh, trong Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)

5. Soạn câu 2 luyện tập tr 176 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Một nền tảng tri thức rộng cũng là nhân tố quyết định đến sự hành công của tác phẩm nghị luận. Bôn ba khắp bốn bể chân trời, Hồ Chí Minh đã tích luỹ được kho kiến thức vô cùng phong phú. Việc trích dẫn hai bản truyện ngôn của Pháp - kẻ từng nhân danh “bảo hộ” thực chất là xâm lược, đặt ách đô hộ trên đất nước ta - và Mĩ - nước đang có vai trò quan trọng trong lực lượng đồng minh chống phát xít, Hồ Chí Mình không chỉ dùng gậy ông đập lưng ông mà còn nâng tầm cách mạng giải phóng dân tộc ta lên ngang tầm những cuộc cách mạng được xem là tiêu biểu cho mọi thời; nâng tầm vóc hành động của dân tộc ta lên tầm vóc của những sự thay đổi tích cực của nhân loại trên bước đường phát triển.
Nhưng Hồ Chí Minh không chỉ viện dẫn từ sách vở, Người còn đưa ra rất nhiều bằng chứng xác thực lấy từ chính cuộc sống cơ hàn nhưng vô cùng bất khuất của dân tộc ta.
Nhân danh “bảo hộ” nhưng thực chất thực dân Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật.
Nhân danh “khai hoá” nhưng thực chất Pháp làm thui chột cả trí lực lẫn sức lực của nhân dân ta để dễ bề cai trị.
Nhân danh Đồng minh nhưng thực chất Pháp đã phản bội lại Đồng minh vì đã đầu hàng phát xít Nhật.
Nhân danh quyền con người nhưng Pháp lại đi giết tù chính trị của ta ở Yên Bái và Cao Bằng trước khi tháo chạy trước phát xít Nhật.
Trên đây là những lập luận thuận chiều với nhiều chứng cớ không thể nào chối cãi. Chưa đủ, Hồ Chí Minh còn sử dụng lối lập luận ngược chiều để vạch mặt sự nham hiểm, độc ác không thể nào dung thứ đối với thực dân Pháp.
Ấy là, mặc dù thực dân Pháp đối xử với chúng ta tàn bạo, vô nhân đạo đến mức dã man, nhưng trái tim người Việt Nam luôn nhân hậu, sẵn sàng mở lượng hiệu sinh cứu giúp người Pháp khi bị phát xít Nhật truy giết. Đưa ra bằng chứng này không chỉ nhằm để khẳng định người Việt Nam có truyền thống nhân đạo, mà còn cốt để xâu chuỗi mạch lập luận rằng một dân tộc chịu nhiều đau thương, một dân tộc ngoan cường, một dân tộc yêu chuộng tự do và giàu lòng nhân ái thì tất yếu phải được sống cuộc sống tự chủ, độc lập như bao dân tộc khác.
Lập luận của Tuyên ngôn Độc lập vô cùng độc đáo ở chỗ một mũi tên bắn trúng hai đích, nên ẩn ý của từ ngữ vô cùng sâu rộng. Điều đó chứng tỏ sức mạnh ngôn từ của dân tộc, tài năng của người cầm bút.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM