Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) Ngữ văn 12 tóm tắt

Văn học là một vùng đất phong phú và màu mỡ để các nhà văn, nhà thơ tha hồ phóng bút sáng tạo và ghi dấu ấn của mình ở các thể loại khác nhau. Ngày hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) để các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) Ngữ văn 12 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 155 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

a. Chúng ta thấy giọng điệu trong hai đoạn trích

- Có những nét tương đồng như sau: về giọng điệu khẳng định, nghiêm túc, dứt khoát.

- Điểm khác biệt: đoạn 1 có giọng điệu đanh thép, sôi sục căm hờn; đoạn 2 có giọng điệu trân trọng, thiết tha, trìu mến.

b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt trong giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là đối tượng, nội dung và mục đích nghị luận.

- Đoạn trích 1: tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

- Đoạn trích 2: lí giải và khẳng định giá trị đẹp đẽ bên trong diện mạo thơ phức tạp của Hàn Mặc Tử.

c. Để biểu hiện giọng điệu:

- Đoạn 1: sử dụng lớp từ ngữ chính trị, xã hội với tần số cao; sử dụng phép liệt kê, phép điệp và kiểu câu trần thuật.

- Đoạn 2: sử dụng lớp từ ngữ mang màu sắc văn chương; kết hợp câu cảm thán, câu trần thuật; sử dụng phép điệp cấu trúc cú pháp (Những bài thơ…thực ra không…, thể hiện một…thể hiện một…thể hiện một…).

2. Soạn câu 2 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

a. Đoạn trích 1: Giọng văn thể hiện sự hào hùng, thúc giục, tràn đầy nhiệt huyết. Tác giả sử dụng câu khẳng định, dứt khoát, kết hợp nhiều kiểu câu ngắn dài đan xen

Đoạn văn 2: Sử dụng giọng điệu uyển chuyển, thể hiện sự da diết. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc cao, liệt kê

b. Cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu:

Đoạn văn 1: Cách lặp từ “chúng ta” kết hợp câu có quan hệ từ “nhưng” chỉ sự đối lập tương phản. Câu đặc biệt “Không”, thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát, mạnh mẽ, sôi nổi tạo cho câu môth giọng điệu nhanh mạnh và dồn dập

Đoạn văn 2: Sử dụng nhiều cụm động từ, tính từ, phép ẩn dụ, giọng văn uyển chuyển, tha thiết linh hoạt

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 157 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Đoạn 1:

+ Cách sử dụng từ ngữ: lớp từ chính trị xã hội xuất hiện với tần số cao (thuộc địa, Đồng Minh, nhân dân, chính quyền, Dân chủ Cộng hòa, vua, thoái vị, thực dân, độc lập, chế độ quân chủ…).

+ Sử dụng phép điệp cú pháp, kiểu câu trần thuật, bên cạnh đó có kiểu câu song hành. Hầu hết các câu đều ngắn gọn nhằm diễn tả những ý rõ ràng, mạch lạc.

+ Giọng điệu được biểu hiện: rõ ràng, dứt khoát, cương quyết.

- Đoạn 3:

+ Cách sử dụng từ ngữ: nhiều cặp tính từ đối lập, các vế câu tương phản.

+ Đoạn văn triển khai theo lối so sánh tính cách và cuộc đời giữa Thúy Kiều với Từ Hải và sử dụng câu ghép điều kiện “Nếu…thì” để làm nổi bật sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhân vật. Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn văn là phép điệp cấu trúc cú pháp.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 158 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Một số gợi ý triển khai:

 Khái niệm về nghề nghiệp:  là một lĩnh vực hoạt động lao động mà để tạo ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc.

- Thực trạng xã hội: Luôn tìm kiếm những con người có năng lực chuyên môn, phát huy được năng lực của mình và có tâm và khảng định được vị thế của mình trong công việc. Luôn ưu tiên những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề.

- Nêu lên vai trò của việc lựa chọn nghề.

+ Quyết định tới tương lai

+ Chọn được nghề mà bản thân yêu thích, phù hợp thì sẽ luôn vui vẻ khi làm việc và đạt được hiệu quả cao.

+ Chọn đúng nghề sẽ phát huy được hết năng lực của bản thân

+ Sẽ luôn có trách nhiệm và hết mình với công việc....

- Hệ quả của việc chọn sai nghề

+ Sẽ không có nguồn cảm hứng với công việc, không hoàn thành được công việc

+ Về lâu dài sẽ khó mà tiếp tục được vậy nên sẽ tốn thời gian, tiền bạc và công sức để tìm được công việc yêu thích

+ Thiếu trách nhiệm với công việc....

- Cách để thanh niên lựa chọn được đúng nghề:

+ Hiểu được bản thân muốn gì, thích gì

+ Tự nhận thức được khả năng của bản thân để lựa chọn công việc phù hợp trong tương lai

+ Không chạy theo đám đông và xu hướng nghề nghiệp bởi vì mỗi thời mỗi khác, ngành nghề này đang nóng ở hiện tại nhưng tương lai chưa chắc đã giữ được vị thế.

+ Chọn cho mình công việc yêu thích và phù hợp sẽ giúp bạn vui và nỗ lực hơn rất nhiều nếu có gặp áp lực trong công việc.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM