Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học tóm tắt Ngữ văn 12

Bài viết làm văn số 3: Nghị luận văn học Ngữ văn 12 tập 1 giúp các em rèn luyện kĩ năng phân tích cảm nhận về một tác phẩm văn học. Hầu hết trong các kì thi quan trọng phần nghị luận văn học đều chiếm điểm số cao nhất trong tổng điểm bài thi. Vì vậy nắm được nhu cầu này eLib đã biên soạn bài viết dưới đây nhằm hướng dẫn các em cách làm bài văn nghị luận văn học. Mời các em tham khảo, chúc các em học tốt!

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học tóm tắt Ngữ văn 12

1. Soạn câu 1 trang 132 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Câu a.

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu (tiểu sử, con người, con đường thơ, phong cách thơ Tố Hữu,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc (hoàn cảnh ra đời, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

- Nêu vấn đề cần bàn luận: Tính dân tộc qua bài thơ Việt Bắc.

Thân bài

a. Nội dung

- “Việt Bắc” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đậm đà tính dân tộc, mang bản sắc riêng của thiên nhiên đất nước Việt Nam qua bức tranh tứ bình:

+ Cảnh sắc mùa đông với sắc đỏ của những bông hoa chuối rừng

+ Bức tranh màu xuân với sắc trắng bung nở của rừng hoa mơ

+ Bức tranh mùa hè được cảm nhận bằng cả màu sắc và âm thanh - màu vàng của rừng phách, của nắng hè và âm thanh của tiếng ve

+ Bức tranh mùa thu đẹp đẽ, êm đềm, mơ mộng với ánh trăng vàng - ánh trăng hòa bình đang chiếu rọi khắp núi rừng

- “Việt Bắc” còn vẽ nên hình ảnh những con người Việt Nam với những vẻ đẹp truyền thống từ ngàn đời.

+ Những con người vất vả, lam lũ, chịu thương, chịu khó.

+ Những con người thủy chung, tình nghĩa, luôn đồng cam, cộng khổ và san sẻ cùng nhau.

+  Tình nghĩa của cán bộ  và đồng bào Việt Bắc với cách mạng và kháng chiến - đó cũng chính là mạch cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ.

b. Nghệ thuật

Thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc

- Kết cấu đối đáp quen thuộc của văn học dân gian với cặp đại từ “mình” - “ta”

- Ngôn ngữ:

+ Tác giả đã rất tài tình khi sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân để tái hiện lại cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến cũng như vẽ nên khung cảnh về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

+ Ngôn ngữ trong bài thơ rất giàu hình ảnh và nhạc điệu.

+ Tác giả đã sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình” - “ta” biến hóa linh hoạt với những lối biểu cảm, ngữ nghĩa phong phú vốn có của nó. 

Kết bài

Khái quát về tính dân tộc trong bài thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Câu b. 

Tâm trạng của tác giả khi nhớ về Tây Bắc và những người đồng đội trong đoạn thơ đã trích:

- Nỗi nhớ núi rừng Tây Bắc : con đường hành quân hiểm trở, gian khó nhưng cũng thật thơ mộng.

- Nỗi đau đớn, xót xa khi nhớ về những người đồng đội đã ngã xuống “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” và những hiểm nguy mà người lính Tây Tiến phải đối mặt…

- Nỗi nhớ tình cảm chân thành, đầm ấm của nhân dân Tây Bắc.

2. Soạn câu 2 trang 133 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Câu a. 

Về vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, cần chú ý phân tích những câu thơ, hình ảnh thơ sau:

- "Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời"

- "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành."

Câu b.  

Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ.

- Thiên nhiên Việt Bắc:

+ Tươi đẹp, sinh động và phong phú : rừng xanh, hoa chuối đỏ, ánh nắng vàng rực rỡ, màu trắng tinh khiết của hoa mơ, rừng phách đổ vàng,…

+ Thanh bình, yên ả.

- Con người Việt Bắc:

+ Ân tình, thuỷ chung “Tiếng hát ân tình thuỷ chung”.

+ Chăm chỉ, khéo léo : “đan nón chuốt từng sợi giang”, “hái măng một mình”,…

3. Soạn câu 3 trang 134 SGK Ngữ văn tóm tắt

Câu a.

Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” có nét tương đồng với nhiều câu ca dao. Chẳng hạn câu :

"Tay nâng chén muôi đĩa gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau."

Trong câu ca dao trên, hình ảnh “gừng cay muối mặn” thể hiện sự gắn bó thuỷ chung của con người. Câu thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm cũng được sử dụng với ý nghĩa ấy (“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”). Cuộc sống lam lũ, đói khổ nhưng chính tình yêu thương và sự gắn bó đã tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Câu b. 

Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng.

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Hoàn cảnh xuất thân của những người lính Tây Tiến : chủ yếu là những thanh niên trí thức Hà Nội.

- Vẻ đẹp của những người lính can trường chịu đựng gian lao để chiến đấu vì Tổ quốc.

- Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến.

- Đánh giá về hình tượng người lính trong bài thơ.

4. Soạn câu 4 trang 134 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Câu a.

Hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

- Giống nhau:

+ Đất nước có thiên nhiên tươi đẹp, trù phú.

+ Nhân dân giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm.

- Khác nhau :

+ Nguyễn Khoa Điềm khai thác hình tượng đất nước từ góc nhìn văn hoá – lịch sử ; Nguyễn Đình Thi lại thể hiện quá trình vươn lên của đất nước từ “những năm đau thương chiến đấu” đến “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

+ Nguyễn Khoa Điềm đi sâu khẳng định tư tưởng đất nước là của nhân dân ; Nguyễn Đình Thi tập trung bút lực để khẳng định tinh thần chiến đấu và sự vươn lên mạnh mẽ của con người và dân tộc Việt Nam.

Câu b.

Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ đã dẫn:

- Người lính Tây Tiến phải chịu đựng nhiều khó khăn, gian khổ nhưng vẫn hiện lên ngạo nghễ, ngang tàng.

- Người lính Tây Tiến can trường, quả cảm nhưng cũng rất đa tình, hào hoa.

- Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp bi tráng.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM