Soạn bài Những đứa con trong gia đình Ngữ văn 12 tóm tắt

eLib đã biên soạn bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi bám sát chương trình Ngữ văn 12. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Soạn bài Những đứa con trong gia đình Ngữ văn 12  tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 63 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

+ Đoạn trích được trần thuật từ điểm nhìn của Việt, nhân vật chính trong tác phẩm.

+ Đối với việc khắc họa tính cách nhân vật, cách trần thuật này giúp bộc lộ chân thực, sống động và khách quan tâm lí, tính cách của Việt và các nhân vật khác.

- Câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật.

2. Soạn câu 2 trang 64 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Truyền thống đánh giặc của gia đình đã gắn bó những con người trong dòng máu.

- Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù bọn xâm lược ngùn ngụt và tinh thần chiến đấu cao đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau. Lời chú Năm: “Chuyện gia đình nó cũng dài như sông, đế rồi chú chia cho mỗi đửa một khúc mà ghi vào đó”, con là sự tiếp nối cha mẹ nhưng không chỉ là tiếp nối huyết thống mà còn là sự tiếp nối truyền thống. Đồng thời muốn hiểu về những đứa con phải hiểu ngọn nguồn sinh ra nó, phải hiểu về truyền thống gia đình nó.

- Chú Năm: đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong câu hò, trong cuốn sổ).

- Má Việt cũng là người hiện thân của truyền thống. Đó là một con người chắc, khỏe, sực mùi lúa gạo và mồ côi, thứ mùi của đồng áng, của cần cù sương nắng.

3. Soạn câu 3 trang 64 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

a. Nhân vật Chiến

-  Chiến có “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng… thân người to và chắc nịch”. Đó là vẻ đẹp của những con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và để chiến thắng.

- Chiến đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội. Chiến biết lo liệu, toan tính việc nhà y hệt má (nói nghe ìn như má vậy).

- Chị Chiến: hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Nam Bộ mạnh mẽ, khỏe khoắn, sinh ra để chiến đấu, chống chọi với kẻ thù, đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh

--> Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật được hiện lên qua hồi tưởng của Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc.

b. Nhân vật Việt

- Việt: là chàng trai mới lớn vô tư, hồn nhiên, người lính can trường, dũng cảm.

+ Giàu tình cảm, luôn nhớ đến má: nhận ra hình ảnh của má trong lời nói, cử chỉ, cách thu vén gia đình của chị Chiến.

+ Tự tin, quả cảm, quyết tâm đánh giặc: Chị có bị…chớ chừng nào tôi mới bị.

--> Nhân vật Việt là một thành công lớn trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn nhiên và còn nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiến sĩ.

--> Cả hai chị cũng cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba và má), có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc, đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm. Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và Chiến cũng là của tuổi trẻ miền Nam trong những năm tháng ấy: “Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù”. Hai chị em còn những nét hồn nhiên ngây thơ, thậm chí có phần trẻ con (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi tên tòng quân).

4. Soạn câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Đề tài sáng tác: truyện viết về một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước, căm thù giặc (đề tài chiến tranh liên quan đến vận mệnh dân tộc).

- Nhân vật: những thiếu niên anh hùng, quả cảm, đại diện cho thế hệ trẻ thời đánh Mĩ ở Nam Bộ (Chiến và Việt).

- Ngôn ngữ gần gũi nhưng vẫn thấm đẫm tinh thần quyết tâm của thời đại, ngôn ngữ ngợi ca với thái độ yêu mến, quý trọng rõ nét của tác giả.

5. Soạn câu 5 trang 64 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Đoạn văn cảm động nhất đó là cảnh hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má chạy qua cánh đồng, gửi sang nhà chú Năm để hai chị em lên đường đi chiến đấu. Chi tiết đó đã làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: vừa hiếu thảo, ân nghĩa nhưng cũng không quên mối thù chung của gia đình và dân tộc, quyết tâm đi theo con đường của truyền thống gia đình

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM