Phong cách ngôn ngữ hành chính Ngữ văn 12

Xin giới thiệu đến các em bài học Phong cách ngôn ngữ hành chính. Nội dung bài học này nhằm giúp các em nắm được cách viết một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Phong cách ngôn ngữ hành chính Ngữ văn 12

1. Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính

1.1. Văn bản hành chính

- Nghị định của chính phủ

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông .

- Đơn xin học nghề.

1.2. Ngôn ngữ hành chính trong văn bản hành chính

- Về trình bày, kết cấu: Các văn bản đều được trình bày thống nhất. Mỗi văn bản thường gồm ba phần theo một khuôn mẫu nhất định:

+ Phần đầu: Các tiêu mục của văn bản.

+ Phần chính: Nội dung văn bản.

+ Phần cuối: Các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ kí,…)

- Về từ ngữ: Văn bản hành chính sử dụng từ ngữ toàn dân một cách chính xác. Ngoài ra, có một lớp từ ngữ được sử dụng với tần số cao (căn cứ…, được sự uỷ nhiệm của…, tại công văn sổ…, nay quyết định, chịu trách nhiệm thi hành qụyết định, có hiệu lực từ ngày…, xin cam đoan…,…).

- Về câu văn: Có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là kểt cấu của một câu (Chính Phủ căn cứ… Quỵết định: điều 1, 2, 3,…). Mỗi ý quan trọng thưòng được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng.

- Ví dụ:

+ Tôi tên là:…

+ Sinh ngày:…

+ Nơi sinh:…  

--> Nhìn chung, văn bản hành chính cần chính xác bởi vì đa số đều có giá trị pháp lí. Mỗi câu, chữ, con số, dấu chấm, dấu phẩy đều phải chính xác để khỏi gây phiền phức về sau. Ngôn ngữ hành chính không phải là ngôn ngũ’ biểu cảm nên các từ ngữ biểu cảm hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, văn bản hành chính cần sự trang trọng nên thường sử dụng từ ngữ Hán – Việt.

1.3. Ngôn ngữ hành chính

Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính.,để giao tiêp trong các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội (gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan vói người dân và giữa người dân với cơ quan, hoặc giữa nhũng người dân với nhau trên cơ sở pháp lí.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính

2.1. Tính khuôn mẫu

Tính khuôn mẫu thể hiện ở ba phần thống nhất.

a. Phần mở đầu

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

- Địa điểm, thời gian ban hành văn bản.

- Tên văn bản, mục tiêu văn bản.

b. Phần chính: nội dung văn bản

c. Phần cuối

- Địa điểm, thời gian (nếu chưa đặt ở phần đầu).

- Chữ kí và dấu (nếu có thẩm quyền).

- Chú ý:

+ Nếu là đơn từ kê khai thì phần cuối nhất thiết phải có chữ kí, họ tên đầy đủ của người làm đơn hoặc kê khai.

+ Kết cấu 3 phần có thể xê dịch một vài điểm nhỏ tuỳ thuộc vào những loại văn bản khác nhau, song nhìn chung đều mang tỉnh khuôn mẫu thống nhất.

2.2. Tính minh xác

- Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Tính chính xác về ngôn từ đòi hỏi đến từng dấu chấm, dấu phẩy, con số, ngày tháng, chữ kí,…

- Văn bản hành chính không được dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ, không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm.ý, không xoá bỏ, thay đổi, sửa chửa.

- Chú ý:

+ Văn bản hành chính đảm bảo tính minh xác bởi vì văn bản được viết ra chủ yếu để thực thi. Ngôn ngữ chính là “chứng tích pháp lí”.

  • Ví dụ: Nếu văn bằng mà không chính xác về ngày sinh, họ tên, tên đệm, quê,… thì bị coi như không hợp lệ (không phải của mình).

+ Trong xã hội vẫn có hiện tượng giả mạo chữ kí, làm dấu giả để làm các giấy tờ giả: bằng giả, chứng minh thư giả, họp đồng giả,…

2.3. Tính công vụ

- Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá nhân.

- Các từ ngữ biểu cảm được dùng cũng chỉ mang tính ước lệ, khuôn mẫu.

+ Ví dụ: kính chuyển, kính mòng, kính mời,…

- Trong đơn từ của cá nhân, người ta chú ý đến những từ ngữ biểu ý hơn là các từ ngữ biểu cảm.

+ Ví dụ: Trong đơn xin nghỉ học, xác nhận của cha mẹ, bệnh viện có giá trị hơn những lời trình bày có cấm xúc để được thông cảm.

3. Luyện tập

Câu 1. Em hãy ghi lại một biên bản sinh hoạt theo phong cách ngôn ngữ hành chính.

Gợi ý làm bài:

Trường THPT Lý Tự Trọng

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHI ĐOÀN

Chi đoàn 12D1 – Tuần 6

Khai mạc lúc 10 giờ, ngày 7 tháng 10 năm 2013

Thành phần tham dự: 43 bạn đoàn viên chi đội 12D1

Đại biểu: Trần Thị Thanh Hà – Phó Bí thư Đoàn trường

Chủ tọa: Lê Hải Phong

Thư ký: Trần Triều Dâng                                                                   *

Nội dung sinh hoạt

(1) Bạn Lê Hải Phong thay mặt Ban chấp hành chi đoàn đánh giá hoạt động của chi đoàn trong tuần qua.

- Về học tập:

+ Toàn chi đoàn học tập chăm chỉ

+ vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng trong giờ học môn Tiếng Anh, môn Địa lí.

- Về nề nếp, vệ sinh môi trường: vẫn còn hiện tượng không mặc đồng phục,…

(2) Ý kiến của các bạn dự họp:

- Phê bình một số bạn cán sự lóp…

- Cần chăm chỉ học tập để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

(3) Phát biểu của đại biểu Trần Thị Thanh Hà:

- Biểu dưong sự cố gắng của chi đoàn 12D1.

- Tán thành ý kiến tổ chức tháng thi đua học tập chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

(4) Bạn Lê Hải Phong phổ biến công tác Đoàn tuần tới.

Buổi sinh hoạt chi đội kết thúc vào lúc 10 giờ 45 phút.

Chủ tọa                                                                     Thư ký

Lê Hải Phong                                                        Trần Triều Dâng

Câu 2. Em hãy viết một lá đơn xin phép nghỉ học.

Gợi ý làm bài:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐƠN XIN NGHỈ HỌC


Kính gửi: Thầy giáo chủ nhiệm lớp 12 A, Trường THPT...

Tên em là: Nguyễn Văn B

Hôm nay, ngày..., tháng..., năm...

Em xin trình bày với cô một việc như sau: Hôm nay, gia đinh em có việc bận nên không thể đi học được. Em làm đơn này kính xin cô cho em nghỉ buổi học hôm nay. Em xin hứa sẽ thực hiện việc chép bài và học bài nghiêm túc và đầy đủ.

Em xin chân thành cảm ơn cô.

 Học sinh

(Kí tên)

4. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác: chính luận, khoa học, nghệ thuật...

- Có kĩ năng hoàn chỉnh văn bản theo mẫu in sẵn của nhà nước hoặc có thể tự soạn thảo những văn bản thông dụng như: đơn từ, biên bản, tờ trình... khi cần thiết.

- Hình thành khái niệm cũng như các quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản hành chính.

Ngày:16/12/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM