Sinh học 8 Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận

Qua nội dung Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận giúp các em tìm hiểu về cấu tạo và vai trò của Tuyến tuy, Tuyến trên thận, ngoài ra nắm được một số bệnh tác hại đến Tuyến tụy và tuyến trên thận. Từ đó giáo dục các em biết cách chăm sóc sức khỏe hệ nội tiết của bản thân.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tuyến tụy

Tụy cấu tạo từ tế bào dịch tụy, tế bào anpha (tiết glucagon) và tế bào beta (tiết insulin)

⇒ Insulin và glucagôn có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng dường trong máu giảm.

- Chức năng của tuyến tụy:

  • Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tụy.
  • Chức năng nội tiết: do các tế bào đảo tụy thực hiện.

- Đặc điểm:

  • Nằm ở ổ bụng được coi là 1 phần của hệ tiêu hóa, được bao quang bởi lá lách, gan, dạ dày, túi mật và ruột non, nằm ở phía sau dạ dày sát thành sau ổ bụng.
  • Có kích thước dài khoảng 15.24cm, có hình chữ nhật và bằng phẳng.

- Tế bào đảo tụy gồm: 

  • Tế bào → tiết hoocmon glucagon
  • Tế bào → tiết hoomon insulin 

Điều hòa đường ở gan

- Vai trò của hoocmon tuyến tụy
- Có vai trò trong việc điều hòa lượng đương huyết của cơ thể giữ ở mức ổn định khoảng 0.12%

- Khi lượng đường (glucose) trong máu tăng cao → kích thích tế bào → tiết hoocmon insulin → phân giải glucose thành glicogen tích trữ trong gan và cơ → đường trong máu giảm xuống 

- Khi lượng đường (glucose) trong máu giảm → kích thích tế bào → tiết hoocmon glucagon → chu yển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose → đường trong máu tăng lên  →  Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hooc mon của tế bảo đảo t ụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. 

- Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường (lượng đường trong máu cao) hoặc chứng hạ đường huyết (lượng đường trong máu giảm).

- Bệnh tiểu đường: do hàm lượng trong máu cao làm cho thận không hấp thu hết nên đi tiểu tháo ra đường.

- Nguyên nhân: do tế bào → rối loạn không tiết hoocmon inssulin hoặc do tế bào gan, cơ không tiếp nhận insulin.

- Hậu quả: dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.   

1.2. Tuyến trên thận

- Vị trí: tuyến trên thận gồm 1 đôi, nằm trên đỉnh 2 quả thận.

- Cấu tạo và chức năng:

  • Phần vỏ: tiết các hoocmon điều hòa các muối natri, kali,… điều hòa đường huyết, làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam
  • Phần tủy: tiết adrenalin và noadrenalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, cùng glucagon điều chỉnh lượng đường trong máu.

- Một số bệnh liên quan đến tuyến thượng thận:

  • Bệnh suy vỏ thượng thận kinh diễn: bệnh Addison.
  • Bệnh cường vỏ thận loại chuyển hỏa: bệnh Cushing.
  • Bệnh cường vỏ thận tiên phát: bệnh Conn.

  • Bệnh cường kích tố dục nam.
  • Bệnh cường tủy thận: Bệnh Pheocromoxytom.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Cấu trúc nào sau đây không thuộc tuyến trên thận?

A. Vỏ tuyến.

B. Tủy tuyến.

C. Màng liên kết.

D. Ống dẫn.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: D
  • Giải thích: Ống dẫn không thuộc cấu trúc của tuyến trên thận.

Bài 2: Vỏ tuyến trên thận được chia ra làm 3 lớp, đó là 3 lớp nào?

A. Lớp trên, lớp lưới, lớp cuối.

B. Lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới.

C. Lớp cầu, lớp giữa, lớp sợi.

D. Lớp cầu, lớp sợi, lớp giữa.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án: B
  • Giải thích: Vỏ tuyến trên thận được chia ra làm 3 lớp, đó là lớpcầu, lớp sợi, lớp lưới.

Bài 3: Lớp ngoài vỏ tuyến tiết hoocmon có chức năng gì?

Hướng dẫn giải:

  • Lớp ngoài vỏ tuyến tiết hoocmon có chức năng điều hòa các muối natri, kali trong máu.

Bài 4: Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường là gì? 

Hướng dẫn giải:

- Bệnh tiểu đường là một căn bệnh tương đối phổ biến hiện nay do rối loạn chuyển hoá các chất đường bột, mỡ và chất đạm (gluxit, lipit và prôtêin) gây ra bởi sự giảm tiết insulin của các tế bào  ở đảo tuỵ hoặc insulin vẫn tiết ra bình thường nhưng các tế bào đích thiếu các thụ thể tiếp nhận insulin dẫn tới tỉ lệ đường trong máu tăng cao vượt quá khả năng hấp thu trở lại (tức là quá ngưỡng của thận nên trong nước tiểu có đường). Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, y học đã phân biệt thành hai loại tiểu đường là "tiểu đường típ I" và "tiểu đường típ II".

- Tiểu đường típ I chiếm 10% số người bị tiểu đường do tế bào \(\beta \) tiết không đủ lượng insulin cần thiết nên glucôzơ trong máu tăng cao sau bữa ăn vì không chuyển hoá thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ được, tí lệ glucôzơ tăng vượt quá ngưỡng nên thận lại thải ra ngoài theo nước tiểu. Tiểu đường típ I thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi 12-13 nhưng cũng có thể xảy ra ở cả người lớn tuổi. Mắc bệnh tiểu đường típ này phải điều trị bằng tiêm insulin đều đặn hằng ngày kết hợp với chế độ ăn hạn chế chất đường bột.
Tiểu đường típ II thường xuất hiện ở người lớn sau tuổi 40, và chiếm tới 90% số người bị bệnh tiểu đường. Ở người bệnh, tuỵ có thể vần tiết ra insulin bình thường nhưng các tế bào đích thiếu thụ thể tiếp nhận insulin nên lượng đường trong máu tăng cao vượt quá ngưỡng thận, do đó glucôzơ bị loại ra ngoài qua nước tiểu. Người mắc bệnh tiểu đường thường ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhanh (sút cân nhanh), được gọi là hội chứng "bốn nhiều".

- Bệnh còn thường gặp ở những người béo phì, ít chịu luyện tập. 

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trình bày chức năng của các hoocmon tuyến tụy.

Câu 2: Trình bày vai trò của tuyến trên thân.

Câu 3: Trình bày vai trò của tuyến trên thận?

Câu 4: Sự điều hoà đường huyết luôn giữ được ổn định diễn ra như thế nào? 

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cấu trúc nào dưới đây không thuộc tuyến tụy?

A. Ống mật.

B. Tá tràng.

C. Ống dẫn mật.

D. Dạ dày.

Câu 2: Tuyến tụy có 2 loại tế bào, đó là 2 loại tế bào nào?

A. Tế bào tiết glucagon và tế bào tiết insullin.

B. Tế bào tiết glyceril và tế bào tiết insullin.

C. Tế bào tiết glucagon và tế bào tiết glucozo.

D. Tế bào tiết glucozo và tế bào tiết insullin.

Câu 3: Chức năng ngoại tiết của tụy là gì?

A. Tiết hoocmon điều hòa lượng đường trong máu.

B. Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổ thức ăn trong ruột non.

C. Tiết dịch glucagon để chuyển hóa glycogen.

D. Tiết dịch insulin để tích lũy glucozo.

Câu 4: Khi đói thì tuyến tụy tiết ra glucagon có tác dụng gì?

A. Chuyển glucozo thành glycogen dự trữ trong gan và cơ.

B. Kích thích tế bào sản sinh năng lượng.

C. Chuyển glycogen dự trữ thành glucozo.

D. Gây cảm giác đói để cơ thể bổ sung năng lượng.

Câu 5: Nếu cơ thể tiết ít insullin hoặc không tiết insullin thì dẫn tới bệnh gì?

A. Tiếu đường.

B. Béo phì.

C. Đau đầu.

D. Sốt cao.

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm những yêu cầu sau:

  • Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dựa trên cấu tạo của tuyến.
  • Sơ đồ hóa chức năng của tuyến tụy trong sự điều hòa lượng đường trong máu.
  • Trình bày các chức năng của tuyến trên thận đựa trên cấu tạo của tuyến.
Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM