Sinh học 8 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần ăn

Qua nội dung bài Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần ăn giúp các em sẽ được tìm hiểu các kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giá trị dinh dưỡng của thức ăn và nguyên tắc lập khẩu phần.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào

  • Lứa tuổi
  • Giới tính
  • Trạng thái sinh lý
  • Lao động.

- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể cần đảm bào cân đối thành phần các chất: protein, lipit, gluxit…
- Ăn uống không đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng.

1.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn

- Biểu hiện ở:

  • Thành phần các chất
  • Năng lượng chứa trong nó

- Cần phối hợp các loại thức ăn một cách hợp lí để cung cấp đủ nhu cầu  dinh dưỡng cho cơ thể.

Hình 36.1 Tháp dinh dưỡng

1.3. Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần

- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
+ Ví dụ: Để đủ sức khoẻ học tập và sinh hoạt, một ngày, một nữ sinh lớp 8 cần:

  • Bữa sáng: bánh mì 65 gam, sữa đặc: 15 gam
  • Bữa trưa: cơm 200 gam, đậu phụ 75 gam, thịt lợn 100 gam, dưa muối 100 gam
  • Bữa tối: cơm 200 gam, cá 100 gam, rau 200 gam, đu đủ chín 100 gam

+ Nguyên tắc lập khẩu phần:

  • Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng.
  • Đảm bảm cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
  • Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

+ Trong khẩu phần ăn cần bổ sung rau quả tươi để tăng cường vitamin và chất xơ giúp hoạt động tiêu hoá dễ dàng hơn.

2. Bài tập minh họa

Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người? Cho một vài ví dụ cụ thể.

Hướng dẫn giải:

Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, hình thức lao động và trạng thái sinh lí của cơ thể.

Ví dụ trẻ em nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn so với vận động viên thể thao.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu rõ các nguyên tắc thành lập khẩu phần ăn uống hằng ngày?

Câu 2: Thế nào bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình.

Câu 3: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Bữa ăn hợp lý dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nhằm đáp ứng được yêu cầu?

A. Cung cấp cho cơ thể đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu, lứa tuổi, khả năng lao động, môi trường, khí hậu.

B. Đảm bảo bữa ăn hàng ngày cân đối, đủ dinh dưỡng để phát triển tốt thể lực và trí lực, có sức khỏe để lao động

C. Thức ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không được là nguồn lây bệnh

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Giới tính, lứa tuổi

B. Khả năng lao động

C. Môi trường, khí hậu

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng?

A. Suy dinh dưỡng

B. Đau dạ dày

C. Giảm thị lực

D. Tiêu hóa kém

Câu 4: Năng lượng cần thiết của trẻ em trong thời gian một ngày khoảng bao nhiêu?

A. 50 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

B. 100 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

C. 150kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

D. 200 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

Câu 5: Năng lượng cần thiết của người lớn trong thời gian một ngày khoảng bao nhiêu?

A. 50 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

B. 100 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

C. 150kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

D. 200 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.
  • Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính.
  • Xác định được cơ sở vật chất và nguyên tắc lập khẩu phần.
Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM