Sinh học 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

Qua nội dung Bài Tiêu hóa ở khoang miệng giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức về tiêu hóa ở khoang miệng như sự biến đổi về lí học và hóa học của thức ăn trong khoang miệng, quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tiêu hóa ở khoang miệng

a. Cấu tạo khoang miệng

Hình 25.1 Cấu tạo khoang miệng

- Cấu tạo khoang miệng gồm:

  • Răng.
  • Lưỡi.
  • Các tuyến nước bọt.

b. Các hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng

- Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

  • Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
  • Tác dụng: làm cho thức ăn trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.
  • Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt.
  • Tác dụng: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường Mantôzơ.

Hình 25.2 Biến đổi tinh bột (chín) thành đường Mantozo

Bảng Quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng

1.2. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

- Thức ăn được đẩy xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đầy xuống dạ dày nhờ các hoạt động co dãn nhịp nhàng của cơ thực quản.
- Thức ăn qua thực quản rất nhanh (Chỉ 2 đến 4 giây) nên có thể coi như thức ăn không được biến đổi gì về mặt hóa học và lý học.
- Khi thức ăn đi qua thực quản, nắp thanh quản sẽ đậy lại nhờ đó thức ăn không bị lọt vào khí quản.

Hình 25.3 Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

2. Bài tập minh họa

Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?

Hướng dẫn giải:

Thực chất sự biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là sự cắt nhỏ, nghền cho mềm nhuyễn và đảo trộn thức ăn thấm đẫm nước bọt.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ " Nhai kĩ no lâu".

Câu 2: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn lại những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Câu 3: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các hoạt động biến đổi lí học xảy ra trong khoang miệng là:

A. Tiết nước bọt

B. Nhai và đảo trộn thức ăn

C. Tạo viên thức ăn

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan:

A. Răng, lưỡi, cơ má.

B. Răng và lưỡi

C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má

D. Răng, lưỡi, cơ môi.

Câu 3: Vai trò của hoạt động tạo viên thức ăn:

A. Làm ướt, mềm thức ăn

B. Cắt nhỏ, làm mềm thức ăn

C. Thấm nước bọt

D. Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt

Câu 4: Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của:

A. Các cơ ở thực quản

B. Sự co bóp của dạ dày

C. Sụn nắp thanh quản

D. Sự tiết nước bọt

Câu 5: Biến đổi thức ăn ở khoang miệng bao gồm các quá trình.

A. Chỉ có biến đổi lí học

B. Chỉ có biến đổi hóa học

C. Bao gồm biến đổi lí học và hóa học

D. Chỉ có biến đổi cơ học

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được các hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng.
  • Trình bày được quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM