Các bước viết tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh chi tiết nhất

Để viết được bài tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh các bạn cần nắm các thông tin sau đây như: Mục đích viết tiểu luận là gì? Cấu trúc bài tiểu luận viết như thế nào?Cách trình bày nội dung bài tiểu luận? Ngoài ra còn có một số đề tài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh. Cùng eLib tham khảo bài viết chi tiết dưới đây nhé!

Các bước viết tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh chi tiết nhất

1. Cấu trúc bài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh

Bài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh cũng bao gồm các phần giống như một bài tiểu luận thông thường. Nội dung chính của tiểu luận là phần quan trọng nhất, bao gồm 3 phần là” Mở bài (giới thiệu vấn đề), thân bài (Giải quyết vấn đề), và kết bài (Tổng kết vấn đề).

Về hình thức, cấu trúc đầy đủ của bài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:

Trang bìa chính

Trang bìa phụ

Mục lục

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Nội dung chính

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục (nếu có)

Tùy quy mô và tính chất của bài tiểu luận mà bạn sẽ quyết định đầu tư bao nhiêu thời gian và ấn định độ dài cho bài viết. 

2. Mục đích viết tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh

Củng cố và tăng cường nhận thức về hệ thống quan điểm cách mạng Hồ Chí Minh. Nâng cao tinh thần yêu nước, đạo đức cách mạng để tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mỗi sinh viên.

Nâng cao khả năng tư duy, lý luận sắc bén và khoa học học. Bài trừ những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực và phản động. Hướng các bạn sinh viên đến những tư tưởng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển. 

Viết tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là một hình thức tự học của sinh viên ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy tính chủ động, tự chủ, sáng tạo của sinh viên. Đặc biệt là rất phù hợp với hệ đào tạo tín chỉ. Đây cũng chính là bước đầu giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm và kỹ năng để sau này có thể thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học lớn hơn như đồ án tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ…

3. Cách viết tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh

Để viết bài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh, bạn nên thực hiện tuần tự các bước sau đây, nhằm đảm bảo bài viết sẽ thể hiện hết tất cả những gì bạn muốn và được trình bày một cách logic chặt chẽ.

Bước 1: Chọn đề tài và phân tích đề tài

Nếu bạn được tự do chọn đề tài. Bạn cần chọn cho mình một đề tài hay, cấp thiết và phù hợp với khả năng nghiên cứu của bản thân. Không nên chọn đề tài quá khó hay quá đơn giản vì sẽ làm mất điểm của bạn nếu như bạn không nghiên cứu chuyên sâu. Thầy cô sẽ đánh giá bài luận của bạn là hời hợt và qua loa.

Trong trường hợp bạn nhận một đề tài cho sẵn bởi thầy cô bộ môn, bạn cần phân tích đề tài để xác định chính xác đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận. Việc phân tích đề tài sẽ giúp bạn tránh khỏi đi lạc đề hoặc phân tích sai hướng mà đề bài yêu cầu.​

Bước 2: Lập dàn bài

Sau khi đã hiểu rõ đề tài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh của mình, bước tiếp theo bạn cần làm là lập dàn ý cho nội dung bài. 

Bạn cần suy nghĩ và liệt kê các ý tưởng liên quan đến đề tài, nhằm đưa ra luận điểm cũng như thực hiện được mục tiêu ban đầu mà đề tài yêu cầu.

Tiếp đến, bạn hãy sắp xếp các ý tưởng, luận cứ theo những mục lớn nhỏ trong dàn ý một cách trình tự theo cấu trúc của nội dung chính. Việc này sẽ giúp bạn định hình được những tài liệu lý thuyết cần thiết để chứng minh cho luận điểm và xác định thứ tự những nội dung mà bạn sẽ trình bày trong tiểu luận.

Hơn nữa, việc lập dàn bài sẽ giúp bạn tổng hợp các ý và đảm bảo không bỏ sót ý khi tiến hành viết nội dung tiểu luận. Do đó, hãy nhớ rà soát lại các ý trong dàn bài mỗi khi hoàn thành bất kỳ phần nào trong tiểu luận bạn nhé!

Bước 3: Tiến hành viết

Đây là bước cốt lõi của quá trình làm tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Nội dung tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh

Nội dung chính của tiểu luận bao gồm 3 phần và được viết như sau:

Phần 1: Mở bài

Mục đích của phần mở bài là để đặt vấn đề, giới thiệu cho thầy cô hiểu rõ những gì bạn sẽ viết trong tiểu luận, cũng như chứng minh được vấn đề bạn chọn là vô cùng cấp thiết để nghiên cứu.

Mở bài sẽ gồm 3 phần nhỏ như sau:

Khơi gợi vấn đề: Bạn sẽ nêu lên những lập luận dẫn dắt thể hiện được vấn đề bạn nêu ra là vô cùng quan trọng và cần thiết được tìm hiểu sâu hơn.

Nêu vấn đề: Xác định vấn đề bạn sẽ nghiên cứu, nêu mục tiêu của bài tiểu luận

Giới thiệu sơ lược các ý chính của tiểu luận. Đây chính là những luận cứ chính sẽ được lập luận và chứng minh trong nội dung thân bài, nhằm thuyết phục sự đồng tình của người đọc.

Phần 2: Thân bài

Trong phần này, bạn sẽ trình bày lần lượt các luận cứ chính, sau đó dựa trên các cơ sở lý thuyết, bạn sẽ dẫn chứng và lập luận nhằm thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của mình.

Tùy vào quy mô của bài tiểu luận mà bạn sẽ chọn lọc các luận cứ. Nên nhớ rằng mỗi lập luận chỉ có giá trị khi có cơ sở lý luận.

Sau khi đưa ra hết các luận cứ và và lập luận, bạn cần cho ra kết quả tìm được từ những lập luận đó. Đây là những điều mà bạn đúc kết và nhận thấy được sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trong tiểu luận. Nếu thiếu phần này, bài tiểu luận của bạn sẽ không có ý nghĩa gì cả.

Nếu có thể, bạn hãy đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế (nếu có) hoặc để phát triển thêm những lợi ích về tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phần 3: Kết bài

Phần kết bài sẽ tổng hợp lại những nội dung chính của tiểu luận, bao gồm xác định lại mục đích tiểu luận, tóm tắt những điểm chính và các kết quả nhận được, nêu ra những dự đoán và kiến nghị của tác giả cho những bài tiểu luận sau.

5. Đề tài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh tham khảo

Để giúp bạn dễ dàng tìm được cho mình một đề tài phù hợp, dưới đây là một số gợi ý về đề tài cho tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: 

Tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam

Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Những tư tưởng về sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong chính sách đối với nông dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã dẫn dắt dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng lợi như thế nào?

Những tư tưởng về quyền dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh

Trình bày những quan điểm chính trị trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, hợp tác quốc tế.

Các tư tưởng về mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì đối với quan hệ dân tộc và giai cấp.Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong các vấn đề của thanh niên và công tác thanh niên.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và cách vận dụng những quan niệm đó vào bối cảnh ở Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ dân tộc và giai cấp.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Quan điểm tư tưởng về chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách đối với nông dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, hợp tác quốc tế.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc.

Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng trong giai đoạn hiện nay. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc cải cách hành chính nước ta hiện nay. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và việc rèn luyện đạo đức trong sinh viên hiện nay. 

Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của liên minh công nông trong cách mạng giải phóng dân tộc. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam về cơ bản được hình thành vào thời gian nào.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân chủ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác giáo dục thanh niên.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc liên hệ bản thân.

Quan điểm của chủ tịch Hồ Chính Minh về Đảng cầm quyền.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam.

Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. 

Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Liên hệ bản thân về đại đoàn kết dân tộc.

Tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa.

Sự nghiệp phát triển giáo dục của Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”.

...

Hy vọng với những thông tin về cách viết tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh trên đây sẽ giúp các bạn hoàn thành tốt bài viết của mình. Chúc bạn thành công!

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM