Chụp mạch máu võng mạc - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Xét nghiệm chụp mạch máu võng mạc thường được sử dụng để theo dõi các bệnh ở mắt. Bác sĩ dùng nó để chẩn đoán, xác định phương pháp điều trị thích hợp hoặc để theo dõi tình trạng của các mạch máu sau mắt. Vậy trong quá trình thực hiện cần lưu ý những gì? Kết quả có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Chụp mạch máu võng mạc - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Tên kĩ thuật y tế: Chụp mạch máu võng mạc

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Mắt

1. Tìm hiểu chung

Chụp mạch máu võng mạc là gì?

Chụp mạch máu võng mạc là một thủ thuật y tế tiêm thuốc nhuộm huỳnh quang vào mạch máu ở mặt sau của mắt để làm nổi bật chúng và chụp lại.

Xét nghiệm này thường được sử dụng để theo dõi các bệnh ở mắt. Bác sĩ dùng nó để chẩn đoán, xác định phương pháp điều trị thích hợp hoặc để theo dõi tình trạng của các mạch máu sau mắt.

Khi nào bạn nên thực hiện chụp mạch máu võng mạc?

Xét nghiệm này được thực hiện để xem máu có đang lưu thông bình thường trong các mạch máu ở hai lớp mặt sau (võng mạc và màng mạch) của mắt hay không.

Nó cũng được dùng để chẩn đoán các vấn đề ở mắt hoặc để xác định phương pháp điều trị mắt đang áp dụng có tác dụng tốt hay không.

Vì vậy, bác sĩ sẽ thực hiện chụp mạch máu võng mạc cho bạn nhằm:

Xác nhận sự hiện diện của những mạch máu bất thường bên trong hay bên dưới võng mạc; Kiểm tra và xác định vị trí rò của mạch máu võng mạc, đặc biệt là nếu bạn có những triệu chứng gợi ý tổn thương hay phù võng mạc, như là tầm nhìn bị mờ hoặc méo mó. Điều này thường gây ra bởi bệnh võng mạc đái tháo đường hay bệnh thoái hóa hoàng điểm; Giúp xác định tình trạng viêm hay khối u ở mắt bạn; Xác định chính xác các vùng trên võng mạc cần được ưu tiên điều trị với phẫu thuật laser; Giúp tìm chỗ tắc bên trong các mạch máu nuôi hay dẫn máu đi khỏi võng mạc (các động mạch và tĩnh mạch võng mạc).

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện chụp mạch máu võng mạc?

Một loại thuốc nhuộm được gọi là indocyanine xanh lá cây có khả năng tìm ra các bệnh mắt tốt hơn fluorescein và có thể được sử dụng thay thế cho fluorescein. Nó cho phép bác sĩ kiểm tra xem liệu các mạch máu dưới võng mạc có bị rò rỉ hay không.

Xét nghiệm này không được khuyến khích sử dụng đối với các bệnh nhân đang có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kì.

Thuốc nhuộm có thể đi vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ, vậy nên việc cho con bú trong vòng  24 đến 48 giờ sau khi thực hiện xét nghiệm này hoàn toàn không an toàn. Bạn hãy sử dụng máy bơm để hút hết sữa ra và bỏ đi cho đến khi sau 48 giờ thì bắt đầu cho bé bú lại. Ngoài ra bạn cần phải trữ sữa mẹ trong vài ngày trước khi thực hiện xét nghiệm.

Thuốc nhuộm sẽ được lọc qua thận và đi ra khỏi cơ thể của bạn qua nước tiểu trong vòng 48 giờ, vậy nên trong thời gian này, nước tiểu của bạn có thể có màu vàng sáng hoặc da cam.

Kết quả xét nghiệm thường không rõ ràng trong trường hợp bệnh nhân bị đục thủy tinh thể.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn cần làm gì trước khi thực hiện chụp mạch máu võng mạc?

Bạn sẽ cần phải sắp xếp để người thân đến đón và đưa bạn về vì đồng tử của bạn sẽ bị giãn ra trong vòng 12 giờ sau khi thực hiện xét nghiệm.

Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy gỡ chúng trước khi xét nghiệm.

Bạn nên nói với bác sĩ của bạn nếu:

Bạn có đã từng bị dị ứng với chất cản quang (cản tia X), hoặc với iot (sẽ có mặt trong chất nhuộm màu của thủ thuật này), fluorescein, hay thuốc nhỏ mắt dãn đồng tử. Bạn có tiền sử glaucoma (tăng nhãn áp, cườm nước), kể cả glaucoma góc đóng. Bạn có thể cần tạm ngưng vài liều thuốc nhỏ mắt điều trị glaucome cho đến sau khi thực hiện xong xét nghiệm này. Bác sĩ của bạn cũng có thể sẽ không dùng thuốc dãn đồng tử, hoặc sẽ đổi loại thuốc nhỏ mắt trước xét nghiệm. Bạn đang sử dụng bất kì loại thuốc không kê đơn nào. Bạn có thể đang mang thai hay đang nuôi con bằng sữa mẹ. Hầu hết các bác sĩ đều không đồng ý thực hiện thủ thuật này trong thai kì, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu tiên của thai kỳ) và trong thời kì cho con bú.

Quy trình thực hiện chụp mạch máu võng mạc là gì?

Bạn sẽ được nhỏ thuốc để làm giãn tròng. Sau đó, bạn sẽ đặt cằm lên trên phần đặt cằm của máy ảnh và trán của bạn sẽ được giữ lại bằng thanh đỡ để phần đầu nằm yên tại một vị trí trong suốt thời gian làm xét nghiệm.

Bác sĩ sẽ chụp nhóm hình ảnh đầu tiên của phần trong mắt bạn. Sau đó, một loại thuốc nhuộm được gọi là fluorescein sẽ được tiêm vào tĩnh mạch, thường là ở phần khuỷu tay. Sau đó, một loại máy ảnh đặc biệt sẽ chụp ảnh trong khi thuốc nhuộm di chuyển qua các mạch máu và đi tới mặt sau của mắt bạn.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chụp mạch máu võng mạc?

Bạn có thể nhìn mờ đi trong vòng 12 giờ sau xét nghiệm.

Bạn không nên lái xe cho tới khi tác động của thuốc nhỏ làm giãn đồng tử tan đi, hãy nhờ một ai đó đưa bạn về nhà.

Bạn nên đeo kính râm cho đến khi tròng mắt trở lại kích thước bình thường bởi vào lúc này ánh sáng và ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương mắt của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Xét nghiệm sẽ kéo dài trong vòng 30 phút vá bác sĩ sẽ xem xét kết quả của bạn ngay sau khi xét nghiệm hoàn tất.

Chụp mạch mắt Kết quả bình thường ·        

  • Thuốc nhuộm chảy qua mạch máu và đi vào võng mạc một cách trơn tru.
  • Bác sĩ không phát hiện chỗ nào bị nứt hoặc bị chặn.

Kết quả bất thường ·        

  • Thuốc nhuộm chảy qua mạch máu rất chậm.
  • Thuốc nhuộm bị chặn đứng lại.
  • Thuốc nhuộm bị chảy ra khỏi mạch máu.
  • Thuốc nhuộm  chảy tràn ra các mô xung quanh mắt và phần đĩa đệm ở mắt.

Một kết quả chụp mạch máu võng mạc nhuộm huỳnh quang bất thường có thể do:

Tắc nghẽn động mạch hoặc tĩnh mạch tại võng mạc; Ung thư; Bệnh võng mạc đái tháo đường hay các bệnh võng mạc khác; Tăng huyết áp; Viêm hay phù; Thoái hóa hoàng điểm; Vi phình mạch – sự phình lên của các mạch máu nhỏ trong võng mạc; Phù gai thị.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Trên đây là một số thông tin về Chụp mạch máu võng mạc, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM