Bệnh tăng nhãn áp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tăng nhãn áp còn có các tên gọi khác như: bệnh thiên đầu thống, cườm nước và glocom. Đây là một bệnh về mắt thường gặp. Do tăng áp lực nhãn cầu nên người bệnh nhìn mờ và đau đầu. Nếu áp lực nhãn cầu cao kéo dài sẽ chèn ép làm tổn thương thần kinh thị giác phía sau và có thể gây mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, do đó sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau tùy theo bệnh sinh. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh tăng nhãn áp  - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp (glaucoma), hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống, là bệnh lý ở mắt xảy ra khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao tạo áp lực lên mắt. Bệnh sẽ làm tổn hại đến các dây thần kinh mắt và gây mù lòa.

2. Các loại thiên đầu thống

Có bốn loại chính: tăng nhãn áp góc mở, góc đóng, bẩm sinh và thứ cấp. Trong đó, thường gặp nhất là:

Tăng nhãn áp góc mở: đây là loại phổ biến nhất. Kết cấu thoát nước trong mắt, hay còn gọi là lưới sợi mô liên kết, vẫn bình thường nhưng chất lỏng không thoát ra đúng cách. Tăng nhãn áp góc đóng: bệnh này ít phổ biến hơn ở các nước phương Tây và còn được gọi là tăng nhãn áp góc hẹp. Dịch không thoát ra được vì góc giữa mống mắt và giác mạc quá hẹp, khiến chặn đường dẫn nước, làm áp suất trong mắt tăng đột ngột và dẫn đến viễn thị và đục thủy tinh thể.

3. Triệu chứng bệnh tăng nhãn áp

Các loại thiên đầu thống khác nhau sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau:

Tăng nhãn áp góc mở: thường không có triệu chứng rõ ràng. Tăng nhãn áp góc đóng: mắt bị sưng và có thể cảm thấy đau đột ngột hoặc dữ dội. Mắt nhìn không rõ, cảm giác chói mắt, luôn cảm giác như có lớp màng che trước mặt. Người bệnh đôi khi sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa. Tăng nhãn áp bẩm sinh: mắt của bé có 1 lớp màng mờ, mắt đỏ, bé nhạy cảm với ánh sáng. Tăng nhãn áp thứ cấp: có các triệu chứng tương tự như các trường hợp trên.

Mộ số triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn cần đi gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng tăng nhãn áp (nhức đầu, đau mắt hoặc nhìn không rõ). Với những người trên 40 tuổi, nên khám mắt định kì để phát hiện bệnh kịp thời. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

4. Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp

Tùy từng loại thiên đầu thống mà có những nguyên nhân khác nhau:

Tăng nhãn áp góc mở và bẩm sinh: thường do di truyền gây ra. Tăng nhãn áp góc đóng: do có sự tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch dẫn đến tăng áp lực lên mắt. Tăng nhãn áp thứ cấp: có thể hình thành nếu những ai đã từng mắc phải tăng nhãn áp góc mở, góc đóng và bị thêm các bệnh như tiểu đường, chấn thương mắt hoặc thường xuyên dùng các thuốc corticosteroid.

5. Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường mắc phải thiên đầu thống?

Phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Những người bị cận thị hoặc bị các chấn thương mắt khác cũng có khả năng mắc bệnh này. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị bệnh nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh này.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Bởi vì thiên đầu thống kinh niên có thể dẫn đến mất tầm nhìn trước khi có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào nên cần chú ý những yếu tố ảnh hưởng sau:

Tuổi tác: trên 40 Tiền sử gia đình: trong gia đình có người bị bệnh Thuốc: sử dụng corticosteroid trong thời gian dài Mắc phải các bệnh như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp và bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Bệnh về mắt: bị cận thị, có các chấn thương mắt khác hoặc đã trải qua các cuộc phẫu thuật về mắt.

6. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thiên đầu thống?

Thiên đầu thống rất dễ chẩn đoán. Các bác sĩ sẽ đo áp lực mắt của bạn thông qua phương pháp Tonometry. Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ được nhỏ một loại thuốc dùng để giãn đồng tử, sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh?

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng loại bệnh khác nhau, cụ thể là:

Tăng nhãn áp góc mở: Hầu hết sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt. Nếu dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ điều trị bằng tia laser hoặc phẫu thuật để giảm áp lực bên trong mắt. Tăng nhãn áp góc đóng: Bạn có thể sẽ được điều trị bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt, uống thuốc hoặc thậm chí được truyền tĩnh mạch để hạ nhãn áp. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành phẫu thuật cho những người bị thiên đầu thống nặng. Bên cạnh đó, cách này còn được tiến hành nhằm ngăn chặn khả năng bệnh sẽ tấn công ở bên mắt còn lại. Thiên đầu thống bẩm sinh: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho bé. Thiên đầu thống thứ phát: Bạn cần phải điều trị các căn bệnh như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… để làm giảm tình trạng này. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành phẫu thuật nếu cần thiết.

7. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

Khám bệnh thường xuyên và tuân theo sự điều trị của bác, báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang dùng. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có các bệnh khác (ví dụ như hen suyễn, bệnh tim hoặc tiểu đường, cao huyết áp) hoặc dị ứng với thuốc điều trị. Luôn đeo kính bảo hộ nếu bạn tham gia các môn thể thao mạnh để tránh tổn thương mắt. Gọi bác sĩ ngay nếu các triệu chứng nặng hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Glaucoma là bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để bảo vệ thị lực. Nếu bạn lớn tuổi, có bệnh đái tháo đường hoặc có các triệu chứng bất thường về mắt như nhìn mờ, xốn cộm, đau đầu, đau sau hốc mắt, bạn nên đi kiểm tra mắt để các bác sĩ đo nhãn áp và kịp thời phát hiện bệnh nếu có. Với những phương pháp điều trị thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật, khi phát hiện bệnh sớm thì bệnh sẽ được điều trị khỏi và phục hồi lại thị lực bình thường.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Tăng nhãn áp (Thiên đầu thống), hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM