Tình hình hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những yêu cầu đối với ngành kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất

Tiểu luận Tình hình Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Và những yêu cầu đối với ngành kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất (Dệt may, da dầy và nông nghiệp) được nghiên cứu với mục tiêu làm rõ những cơ hội có được cũng như thách thức mà Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia Hiệp định. Để nắm rõ nội dung tiểu luận mời các bạn cùng eLib tham khảo.

Tình hình hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những yêu cầu đối với ngành kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất

1. Mở đầu

Tháng 11/2010, Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP, Quy mô của TPP được cho là sẽ tạo những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam khi mang đến những cam kết về các lĩnh vực quan trọng như dịch vụ (ngân hàng, tài chính, pháp lý và môi giới); đầu tư; viễn thông và thương mại điện tử; quyền sở hữu trí tuệ; hàng rào kỹ thuật trong thương mại... TPP cũng tạo nhiều cơ hội thuận lợi đối với các ngành xuất khẩu của Việt Nam như giảm, miễn thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt ở các nước thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng cũng như cơ hội mà TPP có thể mang lại, Việt Nam cũng sẽ gặp phải những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng và đúng hướng. Do đó, em đã chọn đề tài "Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP)" nhằm làm rõ những cơ hội có được cũng như thách thức mà Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia Hiệp định.

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu về hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương

  • Lịch sử: Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. 
  • Các bên đàm phán: Cho đến nay đã có 08 nước đã tham gia vào 2 Vòng đàm phán chính thức của TPP, bao gồm: Australia, Brunei, Chile, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.
  • Tính chất cam kết: Về nguyên tắc, mức độ “tự do hóa” trong các nội dung cam kết là điểm để phân biệt các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreements - FTA) với các hiệp định mở cửa thương mại thông thường.
  • Tình hình đàm phán: 2 Vòng đàm phán (vào tháng 3 và tháng 6/2010) đã được tiến hành giữa 8 bên; Ngoài ra còn có một cuộc đàm phán giữa kỳ vào tháng 8/2010 tại Peru và một đàm phán vừa tiến hành tại Brunei (4-8/10/2010) tuy nhiên hiện chưa có thông tin cụ thể về 2 đàm phán này;
  • Phạm vi đàm phán: Phạm vi của TPP4 (TPP ký kết năm 2005 giữa 4 nước)
  • Sự khác biệt của hiệp định này so với các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia trước đây như WTO, BTA, AFTA

2.2 Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia TPP

  • Cơ hội: Nhóm các lợi ích khai thác từ thị trường nước ngoài (các nước đối tác TPP) gồm lợi ích thuế quan và lợi ích tiếp cận thị trường, nhóm các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa 
  • Thách thức: Những bất lợi ở thị trường nội địa, những bất lợi ở thị trường các nước đối tác TPP

3. Kết luận

Qua những phân tích trên, ta có thể thấy Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương đem đến một cơ hội không thể bỏ lỡ để Việt Nam có thể kết nối nền kinh tế của mình với Hoa Kỳ và các thành viên khác, đối trọng lại với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực: Hàng hóa ( tiềm năng tăng mạnh xuất khẩu da giày, quần áo, đồ gỗ, thủy sản), các ngành dịch vụ v.v…Thông qua những cam kết, Việt Nam sẽ có cơ hội cải thiện các vấn đề liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại, cơ hội tốt nghiệp từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp phải những thách thức không nhỏ khi tham gia TPP. Do đó, để có thể tận dụng được những lợi ích và khắc phục những khó khăn có thể gặp phải, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực thi những cam kết và đặc biệt cần đưa ra hướng đi chiến lược đúng đắn nhằm phát triển đất nước nhanh và bền vững.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Tiểu luận Kinh tế quốc tế trên ---

Ngày:15/07/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM