Lịch sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời

Phong trào cách mạng phát triển theo xu hướng vô sản đã thúc đẩy sự phân hóa của Tân việt Cách mạng đảng và sự tan rã của phong trào đấu tranh theo xu hướng tư sản do Việt Nam quốc dân đảng đại diện. Trong bối cảnh đó, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời vào nửa năm 1929. Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài học dưới đây

Lịch sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926 – 1927)

- Mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính chất chính trị.

- Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập.

1.2. Tân Việt cách mạng Đảng (7/1928)

- Tri thức trẻ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước,

- Chịu ảnh hưởng của VNCMTN theo cách mạng vô sản.

1.3. Việt Nam quốc dân Đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930).

- Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học

- Xu hướng cách mạng: dân chủ tư sản

- Hình thức hoạt động: ám sát Ba – danh, khởi nghĩa Yên Bái -> bị khủng bố ác liệt, tan rã.

1.4. Ba tổ chức cộng sản ra đời trong năm 1929

- Tháng 6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng

- Tháng 8/1929, An Nam cộng sản

- Tháng 9/1929, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

2. Luyện tập

Câu 1: Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh nghề trong những năm 1926 – 1927 đã có những điểm mới nào?

Gợi ý trả lời

- Phong trào đã mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu có sự liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Các phong trào đã phát triển thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tạo điều kiện cho các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.

Câu 2: Tân Việt Cách mạng đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?

Gợi ý trả lời

Tân Việt Cách mạng đảng ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam thanh niên Cách mạng phát triển mạnh, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin có ảnh hưởng lớn, cuốn hút nhiều đảng viên trẻ, tiên tiến đi theo. Vì vậy, nội bộ của Tân Việt ngày càng phân hóa sâu sắc, thành hai khuynh hướng rõ rệt: Khuynh hướng tư sản (cải lương) và khuynh hướng vô sản.

Câu 3: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì những nguyên nhân nào?

Gợi ý trả lời

Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng  vì những nguyên nhân:

- Thực dân Pháp còn mạnh, bản thân Việt Nam Quốc dân đảng còn non kém về nhiều mặt.

- Tổ chức chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo.

- Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa có sự chuẩn bị kĩ, còn bị động.

- Sự lãnh đạo của Đảng còn non kém, thiếu kinh nghiệm.

Câu 4: Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?

Gợi ý trả lời

- Cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ, theo con đường vô sản. 

- Tình hình đó đòi hỏi phải thành lập một Đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo phong trào. Truy nhiên, do nhận thức khác nhau  trong chủ trương thành lập Đảng Cộng sản nên những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã thành lập Đông Dương Cộng sản đảng (17/6/1929). Đông Dương Cộng sản đảng ra đời áp đứng yêu cầu của cách mạng nên được quần chúng nhiệt liệt ủng hộ và tin theo. Trước tình hình đó, các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng (8/1929).

- Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu chịu ảnh hưởng của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm nội dung sau: 

  • Bước phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam 1926-1927
  • Sự ra đời của Tân Việt cách mạng đảng
  • Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái
  • Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản
Ngày:02/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM