Lịch sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973)

Sau thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở Miền Nam để gỡ thế bí về chiến lược, đế quốc Mĩ đã đẩy cuộc chiến tranh ở miền Nam đến mức cao hơn là “Chiến tranh cục bộ”. Vậy nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu như thế nào? Chúng ta cùng đến với bài “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973)” lịch sử 9.

Lịch sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chiến đấy chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1968)

a. Chiến lược “chiến tranh cục bộ của Mĩ ở Việt Nam”.

- Âm mưu: Để gỡ thế bí về chiến lược, đế quốc Mĩ đã đẩy cuộc chiến tranh ở miền Nam lên mức cao hơn.

- Công thức: Chiến tranh cục bộ = Quân Mĩ, đồng minh, ngụy + Cố vấn Mĩ + vũ khí, phương tiện Mĩ

- Biện pháp thực hiện:

  • Đưa quân Mĩ, quân đồng minh vào miền Nam =>Hành quân”tìm diệt” và “bình định” (mở chiến dịch Vạn Tường và tấn công hai mùa khô).
  • Ném bom bắn phá miền Bắc.

b. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ

- Quân sự:

  • Mở đầu cthắng Vạn Tường (8/1963) → ctrào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Nguỵ mà diệt”

Lược đồ trận Vạn Tường (8 - 1965)

- Chiến thắng mùa khô:

  • 1965-1966: đánh bại 5 cuộc hành quân tìm diệt của 72 vạn Mĩ - Nguỵ
  • 1966-1967:đánh bại 3 cuộc hành quân của gần 1 triệu Mĩ - Nguỵ
  • Đấu tranh ctrị và chống phá bình định:
  • Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ khắp nông thôn, thành thị

Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam

1.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ vừa sản xuất (1965 – 1968)

a. Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

- Mĩ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” (tháng 8/1964), cho máy bay ném bom MB.

- Ngày 7/2/1965, lấy cớ “trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Play cu, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

Đơn vị hải quân chiến đấu bắn máy bay Mĩ (5 - 8 - 1964)

b. Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất.

- Chủ trương: Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự...

- Thành tích chiến đấu: 1/11/1968 Miền Bắc bắn rơi, phá hủy 3.243 máy bay, bắn cháy và chìm 143 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn giặc lái.

Tự vệ vùng mỏ Quảng Ninh phối hợp chiến đấu với bộ đội bắn máy bay Mĩ

- Thành tích kinh tế:

  • Nông nghiệp: Diện tích được mở rộng, năng xuất lao động không ngừng tăng.
  • Công nghiệp: Kịp thời sơ tán và ổn định sản xuất, đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng phát triển.
  • Giao thông vận tải: Đảm bảo thông suốt, đáp ứng được yêu cầu phục vụ chiến đấu, sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

c. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.

- Tuyến đường vận chuyển chiến lược – đường HCM – trên bộ và trên biển được khai thông từ tháng 5/1959.

- Trong 4 năm, miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược...phục vụ cho miền Nam đánh Mĩ.

Những thửa ruộng vì miền Nam của nông dân xã Hòa Lạc (Kim Sơn, Ninh Bình)

1.3. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ (1969 - 1973)

a. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ

- Hoàn cảnh: Sau thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở MN và mở rộng chiến tranh ra toàn ĐD, thực hiện “Đông Dương hoá chiến tranh”

- Âm mưu thủ đoạn của Mỹ:

  • Lực lượng: quân đội Sài Gòn kết hợp với hỏa lực Mĩ, do cố vấn quân sự Mĩ chỉ huy.
  • “Dùng người Việt trị người Việt, Mở rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970) Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

b. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”

- Trên mặt trận chính trị: 

  • Tháng 6/1969 chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà Miền Nam ra đời.
  • Tháng 4/1970 hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp thể hiện sự quyết tâm đoàn kết chống Mỹ.

- Về quân sự:

  • Ngày 30/4 → 30/6/1970, quân sân Việt – Campuchia phối hợp lập nền chiến thắng lớn ở Đông Bắc Campuchia.
  • Ngày 12/2  → 23/3/1971, quân dân Việt –Lào đã đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719”, lập nên chiến thắng đường số 9 – Nam Lào.
  • Khắp các đô thị, phong trào của các tầng lớp Nhân dân diễn ra liên tục

→ Làm lung lay chiến lược “Việt Nam hóa…” của Mĩ.

- Ý nghĩa:

  • Tạo một bước ngoặt  cho cuộc kháng chiến chống Mỹ .
  • Giáng một đòn mạnh  vào quân ngụy  và chương trình “ bình định”  của chiến lược Việt Nam Hóa chiến tranh .
  • Làm phá sản chiến lược “Việt Nam Hóa chiến tranh “

c. Cuộc tiến công chiến lược 1972

- Hòan cảnh: Phát huy các thắng lợi  trên  các mặt trận quân sự, chính trị ngoại giao, trong 2 năm 1970 -1971

- Diễn biến :

  • Mở dầu ta đánh Quảng Trị (30-3-1972).
  • Phát triển khắp miền Nam năm 1972 . Chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất Quảng Trị , Tây Nguyên, Đông Nam Bộ .  

- Kết quả:

  • Ta loại khỏi vòng chiến 20 vạn quân ngụy .
  • Giải phóng vùng đất đai rộng lớn, 1 triệu dân .

- Ý nghĩa:

  • Giáng đòn mạnh vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
  • Buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
  • Thừa nhận Việt Nam hóa chiến tranh thất bại.

1.4. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ (1969 – 1973).

a. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa

- Nông nghiệp: nhiều hợp tác xã đạt 7 tấn/ha. Năm 1970, sản lượng lương thực tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968.

- Các cơ sở công nghiệp được khôi phục và xây dựng tiếp. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968.

- Giao thông vận tải nhanh chóng được khôi phục. Đảm bảo giao thông thông suốt.

b. Miền Bắc vừa chiến đấu chống “chiến tranh phá hoại”, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.

- Mĩ:

  • Từ 6/4/1972 , Mĩ cho đánh phá 1 số nơi từ Thanh Hóa- Quảng Bình.
  • 16/4/1972 Ních Xơn tuyên bố chính thức cuộc ch/tr phá hoại miền Bắc lần 2.
  • Từ tối 18/12/1972 đến hết 29/12/1972, Mĩ mở cuộc tập kích bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng...

- Ta:

  • Chuẩn bị chu đáo, chủ động đánh địch ngay từ trận đầu.
  • Sản xuất miền Bắc vẫn giữ vững, vẫn tiếp tục chi viện cho miền Nam.
  • Với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (18/12 → 29/12/1972), ta đã buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

1.5. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

a. Diễn biến của hội nghị Pa-ri

  • Từ 13/5/1968 → 25/1/1969 chỉ có 2 bên là Mĩ và VNDCCH.
  • Từ 25/1/1969 → 27/1/1973 có 4 bên là:
  • Việt Nam DCCH, Mặt trận DT giải phóng miền Nam (sau là Chính phủ CM lâm thời Cộng hoà MNVN).
  • Mĩ và Việt Nam cộng hòa (CQ Sài Gòn).
  • Lập trường ngoan cố, phi lí của Mĩ kéo dài đến khi ta đánh thắng Mĩ với trận “Điện Biên Phủ trên không” đã buộc Mĩ phải kí hiệp định do ta đưa ra trước đó.

b. Nôi dung hiệp định Pa-ri: (sgk)

c. Ý nghĩa:

  • Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước.
  • Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút quân về nước.
  • Là thắng lợi quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

2. Luyện tập

Câu 1: Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973)?

Gợi ý trả lời:

Âm mưu:

- Tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”, giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường.

Thủ đoạn và hành động: 

- “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự.

- Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân xâm lược Campuchia và tăng cường chiến tranh với Lào.

- Dùng ngoại giao thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc để cô lập cách mạng Việt Nam với thế giới. 

Câu 2: Hậu phương miền Bắc đã chi viện những gì và bằng cách nào cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ?

Gợi ý trả lời:

- Hậu phương miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam:

+ Miền Bắc phấn đấu “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

+ Đưa hơn 300.000 cán bộ, bộ đội vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng.

+ Hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực,…

+ Tính chung, trong vòng 4 năm (1965 - 1968), sức người sức của miền Bắc chuyển vào miền Nam đã tăng gấp 10 lần so với thời kì trước.

- Thông qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam:

+ Trên bộ (dọc theo dãy Trường Sơn) mang tên đường Hồ Chí Minh.

+ Trên biển (dọc theo bờ biển).

Câu 3: Miền Bắc đạt được những thành tích gì trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất?

Gợi ý trả lời:

* Nhiệm vụ chiến đấu:

- Trên toàn miềm Bắc dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước.

- Từ ngày 5 - 8 - 1964 đến ngày 1 - 11 - 1968, miền Bắc bắn rơi, phá hủy 3.243 máy bay, bắn cháy và chìm 143 tàu chiến,…

- Ngày 1 - 11 - 1968, Mĩ tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

* Nhiệm vụ sản xuất:

- Về nông nghiệp:

+ Diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên.

+ Ngày càng có nhiều hợp tác xã, nhiều địa phương đạt “Ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1 ha diện tích gieo trồng trong 1 năm).

+ Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc trên 1 hécta trong hai vụ. Đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2 485 hợp tác xã.

- Về công nghiệp:

+ Năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững.

+ Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, phân tán, sớm đi vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất cho chiến đấu và đời sống.

+ Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng phát triển.

+ Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

- Giao thông vận tải: vẫn bảo đảm giao thông thông suốt, đáp ứng được yêu cầu phục vụ chiến đấu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Câu 4: Quân dân ta ở miền Nam đã dành được những thắng lợi nào trong những năm đầu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1967)?

Gợi ý trả lời: 

- Trong những năm đầu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ, nhân dân ta đã dành được những thắng lợi ban đầu.

- Chiến thắng Vạn Tường ngày 18/8/1965: Chỉ sau một ngày chiến đấu, trung đoàn chủ lực của ta cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 địch, bắn cháy 32 xe tăng và xe bọc thép, hạ được 13 chiếc máy bay.

- Sau trận Vạn Tường, quân và dân miền Nam đập tan hàng loạt cuộc hành quân tìm diệt và bình định của địch trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967.

- Ở hai mùa khô này, chúng ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 240 nghìn tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2.700 máy bay, phá hủy hơn 2.200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3.400 ô tô.

- Ngoài ra, ở nông thôn, quần chúng nổi dậy chống kìm kẹp, phá vỡ từng mảnh “ấp chiến lược”.

- Ở đô thị, đấu tranh chính trj diễn ra sôi nổi đòi Mĩ rút về nước đòi tự do dân chủ, vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được nâng lên trên trường quốc tế.

3. Kết luận 

Sau bài học các em cần nắm được những nội dung sau đây:

  • Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 - 1968): trên mặt trận chính trị, quân sự như: chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965), chiến thắng hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, đặc biệt là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
  • Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 - 1968).
  • Tóm tắt cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 - 1973).
  • Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969 - 1973).
Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM