Hoá học 9 Bài 51: Saccarozơ

Saccarozơ là loại đường phổ biến có trong nhiều loại thực vật. Vậy tính chất và ứng dụng của Saccarozơ như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài giảng về Saccarozơ.

Hoá học 9 Bài 51: Saccarozơ

1. Tóm tắt lý thuyết

Công thức phân tử: C12H22O11

Nguyên tử khối: 342 g/mol

1.1. Trạng thái tự nhiên

Saccarozơ có chứa nhiều trong mía, thốt nốt

1.2. Tính chất vật lí

Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, tan nhiều trong nước đậc biệt là trong nước nóng

1.3. Tính chất hóa học

Bản thân saccarozơ không có phản ứng tráng gương nhưng do phản ứng thủy phân sinh ra glucozơ mà glucozơ lại có phản ứng thủy phân.

C12H22O11 + H2O \(\xrightarrow[t^{0}]{Axit}\) C6H12O6 + C6H12O6 ​

(Saccarozơ)                 (Glucozơ)  (Fructozơ)

Để chứng minh sản phẩm sau thủy phân có chứa glucozơ người ta tiến hành cho dung dịch vào AgNOtrong amoniac có xuất hiện kết tủa Ag màu trắng sáng.

C6H12O6 + Ag2O \(\overset{NH_{3}}{\rightarrow}\) C6H12O7 (Axit gluconic) + 2Ag\(\downarrow\)​

1.4. Ứng dụng của saccarozơ

Ứng dụng của Saccarozơ

Quy trình sản xuất Saccarozơ từ mía

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Phản ứng thủy phân

Thủy phân hoàn toàn 171 g dung dịch saccarozơ 20% trong môi trường axit (vừa đủ) được dd X. Cho dd AgNO3 trong NH3 vào X đun nhẹ được m gam Ag. Giá trị của m là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Khối lượng Saccarozơ đem thủy phân là:

\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100 \Rightarrow {m_{ct}} = \frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100}} = \frac{{20.171}}{{100}} = 34,2(gam)\)

Số mol saccarozơ đem thủy phân là:

\({n_{{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}}}} = \frac{m}{M} = \frac{{34,2}}{{342}} = 0.1(mol)\)

C12H22O11 + H2O \(\xrightarrow[t^{0}]{Axit}\) C6H12O6 (Glucozơ) + C6H12O(Fructozơ không tráng gương) ​

0,1                         \(\leftarrow\) 0,1 (mol)

C6H12O6 + Ag2O \(\overset{NH_{3}}{\rightarrow}\) C6H12O7 (Axit gluconic) + 2Ag\(\downarrow\)​

0,1(mol)                                                  \(\leftarrow\) 0,2(mol)

Khối lượng kết tủa bạc thu được là: \({m_{Ag}} = {n_{Ag}}.{M_{Ag}} = 0,2.108 = 21,6(gam)\)

2.2. Dạng 2: Phân biệt saccarozơ

Nêu cách phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học: rượu etylic, axit axetic, saccarozơ.

Hướng dẫn giải

  • Dùng quỳ tím nhận được axit axetic.
  • Cho vào mỗi dung dịch vài giọt dd axit H2SO4, đun nóng, sau đó trung hoà bằng dd NaOH rồi thực hiện phản ứng tráng gương. Dung dịch nào có phản ứng tráng gương, đó là dung dịch saccarozơ.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozo 17,1% trong môi trường axit ta thu được dung dịch X. cho AgNO3|NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thu được khối lượng bạc là bao nhiêu?

Câu 2: Từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ? Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%.

Câu 3: Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đun nóng dung dịch chứa 8,55 gam cacbohidrat X với một lượng nhỏ HCl. Cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy tạo thành 10,8 gam Ag kết tủa. Hợp chất X là:

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Tinh bột

D. Saccarozơ

Câu 2: Saccarozơ bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch axit tạo ra :

A. Một phân tử fructozơ và một phân tử glucozơ.

B. Hai phân tử glucozơ.

C. Hai phân tử fructozơ.

D. Một phân tử glucozơ và ba phân tử axit axetic.

Câu 3: Saccarozơ có những ứng dụng thực tế là:

A. nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc.

B. nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người. 

C. làm thức ăn cho người, tráng gương , tráng ruột phích. 

D. làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm.

Câu 4: Muốn có 1462,5 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thủy phân là (hiệu suất của phản ứng là 100%):

A. 2778,75 gam

B. 2697,5 gam.

C. 2877,75 gam.

D. 2967,5 gam.

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung:

  • Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng) của saccarozơ.
  • Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim của saccarozơ.
  • Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.
Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM