Giải SGK Lịch sử 6

Để giúp các em học tập tốt môn Lịch sử lớp 6, eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh bộ chủ đề giải bài tập SGK bên dưới đây. Ở mỗi tài liệu sẽ cung cấp cho các em nội dung hướng dẫn giải bài tập có phương pháp cụ thể để các em ôn lại kiến thức. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo!

1. Nhận định về môn Lịch sử 6

Lịch sử lớp 6 là môn học có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử tạo tiền đề học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia đời sống lao động, trở thành những công dân có ích.

Lịch sử là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,... Các mạch kiến thức lịch sử được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau.

Ngoài ra, môn học có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: lịch sử và hiện tại, các cuộc đại phát kiến địa lí,...

2. Phương pháp học môn Lịch sử 6

2.1. Sử dụng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tạo sự sinh động cho người học. Việc sử dụng một hình ảnh, hình vẽ để thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ giúp người học ghi nhớ nhanh, phát triển nhận thức, tư duy, khả năng tưởng tượng và óc sáng tạo của mình.

Khi học bằng sơ đồ tư duy các học sinh sẽ biết cách móc nối các sự kiện lại với nhau từ đó giúp các các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn và có thể nắm chắc mà không lo bị nhầm lẫn hoặc bị tình trạng học trước quên sau. Ngoài ra cách học này sẽ giúp các em phát triển năng khiếu, óc tư duy và khả năng sáng tạo của mình.

2.2. Ghi âm và nghe lại

Không phải ngồi “tụng kinh” học thuộc từng chữ, cố nhồi nhét mớ chữ khô khan. Học sinh có thể thay đổi cách tiếp nhận thông tin khác, thay vì đọc hãy đổi sang nghe. Rất đơn giản, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, các em đọc và ghi âm lại toàn bộ nội dung bài học. Các em có thể nghe bất kỳ thời gian rảnh rỗi nào trong ngày.

2.3. Chép ra giấy

Cách học này quá quen thuộc, được nhiều người áp dụng và thành công. Tuy nhiên, các em sẽ rất mỏi tay, đau tay nhưng bù lại các em sẽ nhớ bài dễ dàng và nhớ lâu hơn so với việc ngồi học thuộc nhàm chán như một con vẹt.

2.4. Học nhóm

Việc học tập trao đổi kiến thức, đặc biệt môn lịch sử giúp các các em thấy chán nản, hay buồn ngủ vì lý thuyết dài, kiến thức môn lịch sử là bao la và rộng, nếu không có sự nhìn nhận sâu rộng về tư duy và cảm xúc thì khó có thể học được. Tìm những người các em cùng sở thích, năng khiếu, đam mê yêu thích môn lịch sử, thì việc tìm tòi cũng như phân tích lập luận về các giai đoạn lịch sử sẽ dễ dàng hơn, tạo niềm vui, sự hứng thú trong việc học tập.

Đối với môn lịch sử, các các em học một mình, mặc dù có sự tập trung cao, nhưng chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn, và về sau sự chán nản, không tập trung là không tránh khỏi, học nhóm cùng nhau đưa ra những tình huống cụ thể để phân tích, như thế kiến thức mới nhớ lâu.

2.5. Chuẩn bị trước bài ở nhà

Chuẩn bị trước bài ở nhà cũng là một lần học. Khi đó, các em sẽ nắm được khái quát những thông tin toàn bộ bài học, biết được phần nào chưa hiểu cần phải hỏi lại. Đến hôm sau nhờ giáo viên giải đáp. Như vậy là các em đã nhớ bài nhanh và lâu hơn rồi.

2.6. Tập trung nghe giảng

Một trong những phương pháp giúp các em tiến bộ và học tốt môn lịch sử đó chính là : Tập trung nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ trên lớp. Tập trung nghe giảng sẽ giúp các em hiểu bài và dễ nắm kiến thức của bài hơn. Khi các em có thể hiểu và nắm vững kiến thức thì các em sẽ học thuộc bài nhanh hơn, nhớ được lâu hơn.

Việc tập trung nghe giảng rất quan trọng đây, thế nhưng các em không quên việc ghi chép bài đầy đủ nhé. Chép bài giúp các em có thể ôn luyện, củng cố kiến thức khi các em quên. Hơn nữa trong quá trình chép bài các em có thể nhó bài lâu hơn, bởi khi chép bài các em có thể hiểu và xử lý theo ý của mình. Điều đó vừa giúp các em có thể nắm bài trên lớp, vừa giúp các em nhớ được lâu hơn.

2.7. Không gian yên tĩnh

Sử là môn phải ghi nhớ, học thuộc nhiều thông tin, do đó cần không gian, môi trường học tập yên tĩnh, không quá ồn ào. Như vậy, khả năng tập trung và ghi nhớ bài nhanh hơn rất nhiều. Nếu học ở nhà quá ồn, học sinh có thể sang nhà các bạn mình để học nhóm hay học ngay trên lớp. Như vậy sẽ không bị sao nhãng bởi tiếng ồn và mọi người xung quanh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM