Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 bài 19: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) được eLib sưu tầm và biên soạn dưới đây. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)

1. Giải bài 1 trang 54 SGK Lịch Sử 6

Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi?

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung SGK Lịch sử 6 trang 52, 53 để suy luận trả lời.

- Chế độ cai trị nham hiểm và tàn bạo

- Âm mưu "đồng hóa" người Việt.

Hướng dẫn giải

Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có sự thay đổi:

- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).

- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.

- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ cống nộp rất nặng nề.

- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.

- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.

→ Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc rất nham hiểm và tàn bạo, nhằm âm mưu "đồng hóa" người Việt.

2. Giải bài 2 trang 54 SGK Lịch Sử 6

Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này là gì?

Phương pháp giải

Từ hiểu biết của bản thân và dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 53, 54 để suy luận trả lời.

- Sử dụng trâu bò thay sức kéo của con người

- Phòng lũ lụt, làm thủy lợi

- Phát triển nông nghiệp, chăn nuôi...

Hướng dẫn giải

Những biểu hiện mới trong nông nghiệp các thế kỉ I - VI:

- Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

- Biết đắp đê phòng chống lũ lụt, làm thủy lợi.

- Biết trồng hai vụ lúa trong một năm: vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

- Các loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú, có kĩ thuật sáng tạo. Đặc biệt là kĩ thuật trồng cam, biết dùng kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

3. Giải bài 3 trang 54 SGK Lịch Sử 6

Hãy trình bày những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong thời kì này.

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân và dựa vào nội dung SGK Lịch sử 6 trang 54 để trả lời.

- Nghề thủ công cổ truyền phát triển

- Thương nghiệp phát triển

Hướng dẫn giải

Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta:

* Thủ công nghiệp: nghề thủ công cổ truyền phát triển

- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.

- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói,… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ,... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.

* Thương nghiệp: phát triển

- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được đem trao đổi ở các chợ làng.

- Có thương nhân Trung Quốc, Gia- va, Ấn Độ,… đến buôn bán ở Luy Lâu, Long Biên.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM